Ảnh hưởng leo thang của lĩnh vực giao thông tới khí hậu thế giới

Thứ sáu, 29/04/2011 09:40
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Theo một nghiên cứu mới đây, ảnh hưởng của lĩnh vực giao thông tới nhiệt độ toàn cầu đang ngày càng gia tăng đang kể. Sự gia tăng này dẫn đén việc cần thiết phải cắt giảm lượng khí phát thải từ các phương tiện giao thông ở Châu Âu – Theo chuyên gia Silje Pileberg và Ragnhild B. Skeie đến từ CICERO (Trung tâm Nghiên cứu môi trường và khí hậu quốc tế).
Theo một nghiên cứu mới đây, ảnh hưởng của lĩnh vực giao thông tới nhiệt độ toàn cầu đang ngày càng gia tăng đang kể. Sự gia tăng này dẫn đén việc cần thiết phải cắt giảm lượng khí phát thải từ các phương tiện giao thông ở Châu Âu – Theo chuyên gia Silje Pileberg và Ragnhild B. Skeie đến từ CICERO (Trung tâm Nghiên cứu môi trường và khí hậu quốc tế). Từ thời tiền công nghiệp, sự phát thải do các phương tiện giao thông gây ra chiếm xấp xỉ 10% tổng các nhân tố gây nên sự nóng lên toàn cầu nhân tạo (gây ra bởi con người) năm 2000. Nhân tố chính gây ra là khí CO2, tiếp theo là tầng đối lưu O3 – nhân tố được cho rằng sẽ gia tăng ảnh hưởng của nó. Các nhà khoa học ở trung tâm CICERO cũng đã tính toán giao thông góp phần ảnh hưởng như thế nào đối với sự ấm lên toàn cầu trong những năm sắp tới. Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi khu vực EU– “Tính toán tác động khí hậu toàn cầu và hệ thống giao thông Châu âu”. Đến cuối thế kỷ, tác động của lĩnh vực giao thông tới sự nóng lên toàn cầu nhân tạo sẽ từ 6 đến 10 lần so với năm 2000. “ Các phương tiện giao thông xuất hiện càng nhiều,việc đi lại càng nhiều thì sự phát thải càng gia tăng”, giám đốc trung tâm nghiên cứu CICERO Jan S. Fuglestvedt phát biểu. “Nguyên nhân chính gây ra sự phát thải là ở các nước công nghiệp hóa, nhưng sự lượng phát thải lớn nhất lại ở các nước có nền kinh tế đang tăng trưởng như Trung Quốc và Ấn Độ.” Các nước Châu Âu chiếm khoảng 1/5 lượng phát thải CO2 từ các phương tiện giao thông trên toàn cầu năm 2000 - theo số liệu từ nguồn dữ liệu phát thải EDGAR. Phương tiện giao thông đường bộ là nguồn phát thải lớn nhất. Ông Steffen Kallbekken ở trung tâm CICERO, chuyên gia về thuế và hành vi tiêu dùng đã phát biểu rằng để đạt được mục tiêu nhiệt độ chỉ tăng tối đa 20C ở EU năm 2100 thì sự phát thải ở EU cần phải giảm xuống tối thiểu 85% đến năm 2050 .“Nghiên cứu mới đây cũng bao hàm việc cắt giảm lượng phát thải lớn từ lĩnh vực giao thông”, Kallbekken khẳng định. “Với một khoảng thời gian 40 năm, các công nghệ mới có thể làm nên sự khác biệt. Nhưng chúng ta sẽ phải thúc đẩy mạnh mẽ để thực hiện các thay đổi cần thiết và để có thể áp dụng được các công nghệ” Kallbekken lưu ý rằng EU hiện nay là khu vực hàng đầu về các chính sách môi trường giao thông. Ví dụ, EU thiết lập các tiêu chuẩn phát thải cho các loại xe cơ giới năm 2020, cũng như thiết lập các loại thuế nhiên liệu ở mức tối thiểu cho tất cả các nước thành viên. “Các quy định mới và thuế không chỉ là trách nhiệm của riêng EU mà còn cho cả các nước thành viên. Tuy nhiên, vì tăng thuế là một chính sách không phổ biến, do đó các nước EU sẽ dễ dàng thực hiện các quyết định này hơn so với các nước thành viên.” Giao thông đường bộ có ảnh hưởng lớn nhất đến sự nóng lên toàn cầu và sẽ tiếp tục là nhân tố tác động lớn nhất trong tương lai. Trong đó thành phần khí CO2 là phát thải nhiều nhất từ các phương tiện giao thông đường bộ. Các nhà khoa học dự kiến sự phát thải này sẽ còn tiếp tục gia tăng, tuy nhiên họ cũng cho rằng, dựa trên kiến thức và việc áp dụng các công nghệ mới cùng với các quy định hiện nay cũng như trong thời gian sắp tới, một lượng lớn các khí phát thải khác sẽ được cắt giảm Lĩnh vực giao thông thải ra môi trường các loại hạt bụi và khí tác động tới khi hậu theo nhiều cách. Một vài phát thải gây ảnh hưởng nóng lên toàn cầu, một số khác dẫn đến việc làm nguội trái đất. Theo quy mô thời gian khác nhau, sự phát thải khí CO2 có thể kéo dài trong vài thế kỷ, trong khi đó một số loại phát thải khác chỉ diễn ra trong một chu kỳ ngắn khoảng vài ngày. Để tính toán hiệu ứng của việc ấm lên trong tương lai, 4 bản phác thảo khác nhau về sự phát thải từ lĩnh vực giao thông đã được thiết lập trong nghiên cứu này từ trung tâm CICERO. Các bản phác thảo này bao hàm các giả định khác nhau về sự tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế và phù hợp với các phác thảo của IPCC. Ngoài ra còn có một số giả định về các nhân tố như phát triển công nghệ, áp dụng công nghệ, các quy định và sử dụng các nguồn nhiên liệu mới. Không có Bản phác thảo nào giả định rằng việc giảm thiểu khí thải sẽ đạt tới mục tiêu “Bản phác thảo dựa trên nghiên cứu chỉ ra các mô hình chính có thể phát triển trong tương. Chúng ta thấy rằng CO2 là khí nhà kính quan trọng nhất, nó tồn tại trong khí quyển trong một khoảng thời gian dài, một vài hợp phần khí khác và ảnh hưởng của nó tới khí hậu cũng quan trọng không kém”, Jan Fuglestvedt phát biểu. Theo sau giao thông đường bộ, lĩnh vực hàng không cũng có mức độ ảnh hưởng cao tới sự ấm lên toàn cầu. Cùng với CO2, ô zôn, contrails và các đám mây ti là các nhân tố quan trọng có ảnh hưởng. Tuy nhiên quá trình hoạt động của các tác nhân này kém ổn định hơn nhiều so với tác động của CO2 và do đó tác động của lĩnh vực hàng không cũng nguy hại so với giao thông đường bộ. Lĩnh vực hàng không sẽ gây nên 4% ảnh hưởng nóng lên toàn cầu năm 2050, nhiều hơn gấp 2,5 đến 3,5 lần so với hiện tại. Đường thủy, vào đầu thế kỷ này, đã tác động làm mát nhiệt độ toàn cầu do phát thải khí SO2. Các quy định về phát thải SO2 được cho rằng sẽ làm giảm một cách đáng kể sự phát thải khí này. Lĩnh vực đường thủy được dự kiến gây hiệu ứng ấm lên vào giữa hoặc cuối thế kỷ này, do sự cắt giảm lượng khí SO2 và ảnh hưởng lâu dài của khí CO2. Lĩnh vực đường sắt tác động nhỏ tới khí hậu so với các lĩnh vực khác (bao gồm phát thải từ các sản phẩm từ điện). Trong tương lai, các loại xe cơ giới không xả thải và các nguồn nhiên liệu mới sẽ được giới thiệu. Điều này sẽ làm giảm thiểu sự phát thải trực tiếp, tuy nhiên các sản phẩm nhiên liệu và điện sẽ là nguồn phát thải gián tiếp. Cũng theo nghiên cứu, các nguồn thải gián tiếp này chỉ bằng10% ảnh hưởng của các nhân tố phát thải trực tiếp đối với sự nóng lên toàn cầu.
Trung Hiếu - Theo http://www.projectsmagazine.eu.com

Hoàng Trung Hiếu

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)