Cây Jatropha curcas L., thuộc chi Jatropha, họ Thầu dầu. Tên thông dụng của cây này ở các nước hiện nay là Jatropha, Việt Nam gọi là cây Cọc rào, Dầu mè… Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang phát triển cây Jatropha để làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học.
Cây Jatropha curcas L., thuộc chi Jatropha, họ Thầu dầu. Tên thông dụng của cây này ở các nước hiện nay là Jatropha, Việt Nam gọi là cây Cọc rào, Dầu mè… Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang phát triển cây Jatropha để làm nguyên liệu sản xuất diesel sinh học. Diesel sinh học được sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu: cải dầu, hướng dương, đậu tương,… nhưng sản xuất từ hạt Jatropha vẫn có giá thành rẻ, chất lượng dầu tốt và không ảnh hưởng đến an ninh lương thực thế giới. Khi trồng 1 ha cây Jatropha trong điều kiện chăm sóc tốt sẽ đạt năng suất 8-10 tấn hạt/ha/năm, có thể sản xuất được 3 tấn diesel sinh học. Loại dầu này sẽ thay thế được 1 phần diesel truyền thống đang cạn kiệt, giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, là loại dầu cháy hết và không có lưu huỳnh.
Vấn đề sử dụng trực tiếp dầu Jatropha không qua quá trình este hóa mang lại nhiều lợi ích như: không phải đầu tư trang thiết bị và công nghệ lớn, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, phù hợp với mô hình phát triển kinh tế vừa và nhỏ. Vì vậy nghiên cứu sử dụng trực tiếp dầu Jatropha cho động cơ đốt trong là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa lớn góp phần tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, thân thiện với môi trường, tăng tính cạnh tranh trong nông nghiệp.
Dầu Jatropha được thử nghiệm với động cơ DF-S1100N trên thiết bị thử động cơ. Các kết quả thí nghiệm cho thấy dầu Jatropha có tính chất nhiên liệu hoàn toàn phù hợp để sử dụng cho các động cơ cỡ nhỏ ở Việt Nam. Khả năng phát huy công suất và mômen không có gì khác biệt so với động cơ sử dụng nhiên liệu diesel. Khoảng tốc độ quay đạt mô men quay cực đại được mở rộng hơn so với động cơ sử dụng dầu diesel.
Huyenhs(Theo vista.vn)