Tảo cát là dạng sinh vật biển sống từ thời khủng long. Nhóm nghiên cứu trường ĐH Oregon tin rằng có thể sử dụng tảo cát để sản xuất nhiên liệu sinh học chi phí thấp, chất bán dẫn, sản phẩm y sinh học và thậm chí cả thực phẩm tự nhiên.
Tảo cát là dạng sinh vật biển sống từ thời khủng long. Nhóm nghiên cứu trường ĐH Oregon tin rằng có thể sử dụng tảo cát để sản xuất nhiên liệu sinh học chi phí thấp, chất bán dẫn, sản phẩm y sinh học và thậm chí cả thực phẩm tự nhiên.
Nhóm nghiên cứu cho rằng các dạng vi sinh vật này có khả năng biến đổi một số vật liệu dồi dào, giá rẻ nhất trên Trái đất như silicon và nitrat thành một loạt các sản phẩm có ích và thứ duy nhất họ cần là ánh nắng mặt trời, nước và CO2. Nhóm nghiên cứu đã nhận tài trợ 2 triệu USD trong vòng 4 năm từ Quỹ khoa học quốc gia để kiểm tra lý thuyết mới.
Khái niệm của nhóm nghiên cứu dựa trên một lý thuyết gọi là "tinh chế sinh học quang hợp", trong đó cát, phân bón, ánh nắng mặt trời và nước mặn có thể được sử dụng để sản xuất nhiên liệu và các vật liệu cho thiết bị điện tử. Trọng tâm của lý thuyết này là các vi cấu trúc đơn tế bào tạo thành nền tảng cho nhiều chuỗi thức ăn ở biển.
Tảo cát có thể làm giảm chi phí sản xuất nhiên liệu sinh học, tăng khả năng sử dụng như nguồn nhiên liệu tái tạo. Theo GS Greg Rorrer thuộc trường Đại học Oregon, tảo thường không làm được mọi thứ như tảo cát có thể làm. Đây là sinh vật duy nhất chúng ta biết rằng có thể tạo ra các cấu trúc có tổ chức ở cấp nano và cho ra đời các sản phẩm giá trị cao.
Thúy Hoa -Theo VNEEP