Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT ngày 14/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa.

Thứ hai, 21/12/2015 16:27
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT ngày 14/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa.

I. Tên văn bản quy phạm pháp luật

Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT ngày 14/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa.

II. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

2. Bãi bỏ các văn bản sau:

- Quyết định số 28/2004/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa

- Thông tư số 09/2012/TT-BGTVT ngày 23 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 28/2004/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

III. Sự cần thiết ban hành

Quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thuỷ nội địa được quy định tại Quyết định số 28/2004/QĐ-BGTVT ban hành ngày 07/12/2004 và Thông tư số 09/2012/TT-BGTVT ngày 23/3/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 28/2004/QĐ-BGTVT đã tháo gỡ được rất nhiều khó khăn trong thực tiến, tuy nhiên sau khi Luật Giao thông đường thủy nội địa số 48/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung mộ số điều của Luật Giao thông đường thủy số 23/2004/QH11 cùng với với sự phát triển của hoạt động vận tải thủy, một số quy định không còn phù hợp, cụ thể:

- Hiện nay phát triển loại hình vận tải tàu sông pha biển (tuyến vận tải ven biển) nhưng chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh.

- Chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh đối với phương tiện chở khách du lịch.

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa được Quốc hội thông qua có những thay đổi trong quy định về thuyền viên và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa.

Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu, xây dựng Thông tư Quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thuỷ nội địa trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.

IV. Bố cục và nội dung chủ yếu của Thông tư

1. Bố cục của Thông tư

Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT ngày 14/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa gồm 4 Chương, 21 Điều.

2. Nội dung chủ yếu của Thông tư

a) Quy định trách nhiệm của từng chức danh thuyền viên làm việc trên phương tiện (Thuyền trưởng, Thuyền phó, Thủy thủ, Máy trưởng, Máy phó, Thợ máy), trách nhiệm của người lái phương tiện và trách nhiệm của chủ phương tiện. Các quy định này được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định phù hợp của Quyết định số 28/2004/QĐ-BGTVT ban hành ngày 07/12/2004 và Thông tư số 09/2012/TT-BGTVT ngày 23/3/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 28/2004/QĐ-BGTVT;

b) Quy định về định biên an toàn tối thiểu trên các loại phương tiện thủy nội địa. So với Quyết định số 28/2004/QĐ-BGTVT ban hành ngày 07/12/2004 và Thông tư số 09/2012/TT-BGTVT ngày 23/3/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 28/2004/QĐ-BGTVT, Thông tư bổ sung một số quy định về và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa đối với phương tiện chở khách du lịch (du lịch lưu trú ngủ đêm và nhà hàng nổi, khách sạn nổi); phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB hoạt động tuyến vận tải ven biển; phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc;

c) Ngoài ra, để tăng cường an toàn đối với phương tiện đi ven biển mang cấp VR-SB, Thông tư còn quy định đối với loại phương tiện này, chủ phương tiện phải lập nhật ký phương tiện (bao gồm nhật ký hành trình và nhật ký máy). Trường hợp cần thiết, chủ phương tiện lập thêm sổ nhật ký khác như nhật ký trực ca, nhật ký dầu, nhật ký vận hành máy lạnh, nhật ký điện, nhật ký vô tuyến điện, nhật ký thời kế, nhật ký điều động nhằm đảm bảo yêu cầu công việc.

ĐÁNH GIÁ

Chấm điểm

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)