Cho tôi hỏi Biển báo hiệu hai phía đường bộ đi vào đường ngang giao với đường tàu hỏa quy định như thế nào?

Thứ tư, 09/12/2015 10:05
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Câu hỏi: Cho tôi hỏi Biển báo hiệu hai phía đường bộ đi vào đường ngang giao với đường tàu hỏa quy định như thế nào?

Trả lời: Căn cứ vào Điều 22 Thông tư số 33/2012/TT-BGTVT ngày 15/8/2012 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành (Hiện nay, Thông tư số 33/2012/TT-BGTVT ngày 15/8/2012 đã được thay thế bằng Thông tư số 62/2015/TT-BGTVT ngày 4/11/2015 sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2016) quy định:

Trên hai phía đường bộ đi vào đường ngang phải đặt đầy đủ biển báo hiệu theo quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ hiện hành:

 1.Trước đường ngang có người gác

 a) Có đèn báo hiệu trên đường bộ

- Biển số 210: chỗ “Giao nhau với đường sắt có rào chắn”;

- Biển số 242(a,b): chỗ “Đường sắt cắt đường bộ”;

 Biển số 242 (a,b) “Chỗ đường sắt cắt đường bộ”

Để bổ sung cho biển số 211 “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” phải đặt biển số 242 (a,b) để chỉ chỗ đường sắt cắt ngang đường bộ. Biển đặt trên đường bộ cách ray ngoài cùng của đường sắt là 10m.

Nếu tại chỗ giao nhau đường sắt chỉ có một đường cắt ngang đường bộ thì đặt biển số 242a.

Nếu tại chỗ giao nhau đường sắt có từ hai đường cắt ngang đường bộ thì đặt biển số 242b.

Kích thước, màu sắc của hình vẽ trên biển

 Biển số 242 a :

- Chiều dài mỗi nhánh

80 cm

- Chiều rộng mỗi nhánh

14 cm

- Góc nhọn 2 nhánh

góc 600

- Các đầu góc nhọn

góc 90 0

- Bề rộng nét vẽ màu trắng

6 cm

 Nền biển màu đỏ

 

 

Biển số 242b: Như kiểu biển số 242a đặt thêm hai nửa nhánh ở phía dưới, khoảng cách 15cm.

 

 

- Cột đèn báo hiệu, biển chỉ dẫn, chuông trên đường bộ của đường sắt;

Tại đường ngang này biển số 242(a,b) bố trí trên cột đèn báo hiệu, chuông của đường sắt. Biển số 242(a,b) ở trên, đèn tín hiệu ở dưới. Quy cách theo PHỤ BẢN sau:

SƠ ĐỒ ĐÈN BÁO HIỆU TRÊN ĐƯỜNG BỘ

- Tại đường ngang có người gác:

Sơ đồ đèn báo hiệu

trên đường bộ có người gác

1. Móng Bêtông;

3. Thân cột;

5. Cơ cấu biểu thị;

7. Hộp chuông;

2. Đế cột;

4. Biển "Đèn đỏ dừng lại";

6. Biển số 242a, 242b;

Ghi chú: Nếu lắp hai cơ cấu tín hiệu trên cùng một cột (để xoay về hai hướng của đường bộ dẫn vào đường ngang) thì độ cao của cột là 3,6m.

-Tại đường ngang cảnh báo tự động:

Sơ đồ đèn báo hiệu

trên đường bộ có cảnh báo tự động

1. Móng Bêtông;

3. Thân cột;

5. Cơ cấu biểu thị;

7. Hộp chuông;

9. Côliê;

2. Đế cột;

4. Biển phụ;

6. Biển số 242a, 242b;

8. Chóp cột;

 

b) Không có đèn báo hiệu trên đường bộ, chuông điện :

- Biển số 210: chỗ “Giao nhau với đường sắt có rào chắn” ;

- Biển số 242(a,b): chỗ “Đường sắt cắt đường bộ”.

2. Trước đường ngang không có người gác

a) Trước đường ngang phòng vệ bằng cần chắn tự động và bằng cảnh báo tự động

- Biển số 211: chỗ “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” (Phụ lục số 4);

- Biển số 242(a,b): chỗ “ Đường sắt cắt đường bộ”;

- Cột tín hiệu, biển chỉ dẫn, chuông của đường ngang cảnh báo tự động bảo đảm tiêu chuẩn, quy cách theo quy định do cơ quan quản lý đường sắt có thẩm quyền ban hành.

Tại đường ngang này biển số 242(a,b) bố trí trên cột đèn báo hiệu, chuông của đường sắt, biển số 242(a,b) ở trên, tín hiệu đèn ở dưới. Quy cách theo PHỤ BẢN .

b) Trước đường ngang phòng vệ bằng biển báo:

- Biển số 211: chỗ “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”;

- Biển số 242(a,b): chỗ “Đường sắt cắt đường bộ” đặt trên đường bộ cách ray ngoài cùng của đường sắt là 10 m; biển chỉ dẫn.

Để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông phải đặt biển số 211 “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn”.

Trong trường hợp có từng đoạn đường bộ và đường sắt cùng đi chung với nhau, thí dụ cầu đi chung với đường sắt cũng phải đặt một trong hai biển số 210 và 211 cho phù hợp.

Sau khi đặt biển số 211, phải đặt thêm biển phụ 242 (a,b) “Nơi đường sắt giao nhau với đường bộ” đặt cách ray ngoài cùng của đường sắt là 10 m.

Quy định về kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

Biển số 210 (Giao nhau với đường sắt có rào chắn)

- Bề rộng nét đứng

2 cm

- Bề rộng nét ngang

2,5 cm

- Chiều cao hình vẽ

18 cm

- Chiều rộng hình vẽ

21 cm

2. Biển số 211( Giao nhau với đường sắt không có rào chắn )

- Chiều cao hình vẽ

30 cm

- Chiều rộng hình vẽ

34 cm

- Đường kính hình tròn bánh xe

8 cm

 

ĐÁNH GIÁ

Chấm điểm

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)