Giải quyết chế độ cho lực lượng cộng tác viên Thanh tra giao thông thực hiện nhiệm vụ giải tỏa hành lang an toàn đường bộ và Trạm tải trọng xe lưu động từ nguồn kinh phí thu phạt trật tự an toàn giao thông?

Chủ nhật, 08/11/2015 09:48
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ

Trả lời:

1. Về cộng tác viên thanh tra

Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 68/201/TT-BGTVT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành Giao thông vận tải (sau đây gọi là Thông tư số 68/2013/TT-BGTVT): “cộng tác viên thanh tra là ngườu có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhieemh vụ của thanh tra giao thông vận tải, được cơ quan thực hiện chức năng thành tra ngành giao thông vận tải trưng tập để thực hiện thanh tra”.

Theo quy định tại Điều 23 Thông tư số 68/2013/TT-BGTVT, tiền lương, phụ cấp (nếu có), tiền công tác phí của cộng tác viên thanh tra do cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp chi trả (không phải đơn vị trưng tập chi trả).

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 28/2005/QĐ-BGTVT ngày 18/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cờ hiệu, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu; phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Thanh tra giao thông vận tải cấp thì “Chỉ cán bộ, công chức, nhân viên thuộc biên chế của tổ chức Thanh tra giao thông vận tải được mặc trang phục và mang phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu của Thanh tra giao thông vận tải”.

2. Về nguồn kinh phí hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 3 Điều 10 Quy định về việc quản lý hoạt động Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động ban hành kèm theo Quyết định số 2919/QĐ-BGTVT ngày 24/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thì kinh phí hoạt động cho Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động được bảo đảm từ Quỹ bảo trì đường bộ địa phương, kinh phí ATGT địa phương và nguồn kinh phí khác thuộc thẩm quyền quy định của Chủ tịch UBND tỉnh.

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)