Thông tư số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải
1. Tên văn bản quy phạm pháp luật
Thông tư số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải
2. Hiệu lực thi hành
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2015.
3. Nội dung chủ yếu của Thông tư
a) Thông tư số 34/2015/TT-BGTVT gồm 4 chương, 24 Điều.
b) Nội dung chủ yếu của Thông tư
Thông tư quy định về về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.
Đối tượng áp dụng của Thông tư là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải trong các trường hợp:Tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển Việt Nam; Tai nạn hàng hải liên quan đến tàu biển nước ngoài khi hoạt động tại: Vùng nước cảng biển, vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam; Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong trường hợp tai nạn đó có liên quan đến tàu thuyền Việt Nam, các công trình, thiết bị ngoài khơi của Việt Nam hoặc gây ô nhiễm môi trường.
Các quy định của Thông tư này cũng được áp dụng để điều tra tai nạn xảy ra đối với tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ trong các vùng nước cảng biển Việt Nam và phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB trên vùng biển Việt Nam.
Theo quy định tại Thông tư thì tai nạn hàng hải được phân ra thành 03 mức độ, đó là: Tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng (là tai nạn hàng hải gây ra một trong các thiệt hại: Làm chết hoặc mất tích người; Làm tàu biển bị tổn thất toàn bộ; Làm tràn ra môi trường từ 100 tấn dầu trở lên hoặc từ 50 tấn hoá chất độc hại trở lên; Làm ngưng trệ giao thông trên luồng hàng hải từ 48 giờ trở lên.); Tai nạn hàng hải nghiêm trọng (là tai nạn hàng hải không thuộc các trường hợp nêu trên và là một trong các trường hợp sau:: Làm tàu biển bị cháy, nổ, mắc cạn từ 24 giờ trở lên, làm hư hỏng kết cấu của tàu ảnh hưởng đến khả năng đi biển của tàu; Làm tràn ra môi trường dưới 100 tấn dầu hoặc dưới 50 tấn hoá chất độc hại;Làm ngưng trệ giao thông trên luồng hàng hải từ 24 giờ đến dưới 48 giờ) và Tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng (là sự cố hàng hải hoặc tai nạn hàng hải xảy ra trong các trường hợp không quy định tại tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng và tai nạn hàng hải nghiêm trọng.
Thông tư đã đưa ra các quy định về trách nhiệm đối với các của thuyền trưởng, chủ tàu, người quản lý, khai thác tàu và các tổ chức, cá nhân liên quan tới tai nạn hàng hải. Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định đối với báo cáo tai nạn hàng hải. Theo quy định tại Thông tư thì Báo cáo tai nạn hàng hải ội dung Báo cáo tai nạn hàng hải phải trung thực, chính xác, đúng thời hạn và được phân ra làm 03 loại là: Báo cáo khẩn, báo cáo chi tiết và báo cáo định kỳ.
Thông tư cũng quy định cụ thể về vấn đề điều tra tai nạn hàng hải. Việc điều tra tai nạn hàng hải do Tổ điều tra tai nạn hàng hải và thành vie3en tổ điều tra tai nạn hàng hải tiến hành. Tổ điều tra tai nạn hàng hải tối thiểu phải có 03 người do 01 tổ trưởng trực tiếp điều hành, 01 tổ phó giúp việc và tổ viên do Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định theo thẩm quyền; Trong trường hợp cần thiết, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định trưng dụng người có chuyên môn phù hợp cùng tham gia Tổ điều tra tai nạn hàng hải. Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ quyết định trưng dụng của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam để quyết định thành lập Tổ điều tra tai nạn hàng hải.Thành viên của Tổ điều tra tai nạn hàng hải phải là người có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật cần thiết, đã qua các khóa huấn luyện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về điều tra tai nạn hàng hải.
Về thời hạn điều tra tai nạn hàng hải thì Thông tư quy định đối với các tai nạn hàng hải xảy ra trong vùng biển Việt Nam thì thời hạn điều tra không quá 60 ngày làm việc, kể từ ngày tai nạn hàng hải xảy ra.Trong trường hợp phức tạp, nếu việc điều tra tai nạn hàng hải không thể hoàn thành theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, trên cơ sở đề xuất của Tổ trưởng Tổ điều tra tai nạn hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải kịp thời báo cáo bằng văn bản cho Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định gia hạn thời gian điều tra tai nạn hàng hải. Thông tư cũng quy định trình tự điều tra đối với tai nạn hàng hải.
Trong trường hợp có những bằng chứng mới được cung cấp hay thu thập được mà những bằng chứng này làm thay đổi cơ bản nguyên nhân của vụ tai nạn hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định tiến hành điều tra lại vụ tai nạn đó.
Thông tư cũng quy định việc khiếu nại, tố cáo (nếu có) liên quan đến việc điều tra tai nạn hàng hải thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo./.