Nhiều biện pháp hiệu quả giảm tai nạn giao thông ở Thái Bình

Thứ ba, 07/01/2014 10:11
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Năm 2013, trên địa bàn tỉnh Thái Bình xảy ra 83 vụ TNGT, làm chết 72 người, bị thương 43 người. So với năm 2012, số vụ TNGT giảm 8,8%, số người chết giảm 9% và số người bị thương giảm 10,5%. Để kiềm chế các vi phạm giao thông là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT, Thái Bình đã triển khai nhiều giải pháp như: chú trọng công tác phòng ngừa TNGT, lấy việc xử lý vi phạm làm công tác tuyên truyền, gắn trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong việc giải quyết các vi phạm giao thông.

Năm 2013, trên địa bàn tỉnh Thái Bình xảy ra 83 vụ TNGT, làm chết 72 người, bị thương 43 người. So với năm 2012, số vụ TNGT giảm 8,8%, số người chết giảm 9% và số người bị thương giảm 10,5%. Để kiềm chế các vi phạm giao thông là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT, Thái Bình đã triển khai nhiều giải pháp như: chú trọng công tác phòng ngừa TNGT, lấy việc xử lý vi phạm làm công tác tuyên truyền, gắn trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong việc giải quyết các vi phạm giao thông.

Theo Đại tá Phạm Minh Tiến, Trưởng phòng CSGT, Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Thái Bình là một trong 10 địa phương có mật độ dân số, phương tiện đông. Trong đó, 1/3 dân số đi làm ăn ở các địa phương khác. Trước những diễn biến phức tạp về TTATGT và tình hình TNGT, Phòng CSGT  tỉnh đã tập trung thực hiện các biện pháp quyết liệt, nhằm kiềm chế gia tăng TNGT. Đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp kiên quyết như: tổ chức các đợt ra quân đảm bảo ATGT thu hút sự tham gia của người dân, các ban, ngành, đoàn thể; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGT nâng cao ý thức chấp hành giao thông; gắn trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị trong việc giải quyết các vi phạm giao thông.

Đối với các trường hợp vi phạm giao thông là người Thái Bình, lực lượng CSGT sẽ thông báo trên các phương tiện thông tin. Hàng tuần, đơn vị sẽ gửi danh sách người vi phạm về từng địa phương, gửi vào hòm thư điện tử của chủ tịch xã, thông báo trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở... yêu cầu từng thôn, tổ dân phố họp kiểm điểm, giáo dục. Nếu địa phương nào có 20 người vi phạm giao thông trong một tháng sẽ bị Chủ tịch UBND tỉnh phê bình, là căn cứ để đánh giá tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh xã hội hóa công tác đảm bảo ATGT tại cơ sở, huy động các lực lượng như: cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, các hộ kinh doanh, học sinh... tham gia. Qua đó, duy trì hoạt động của trên 400 tổ tự quản ATGT tại các đoạn đường, tuyến phố, các điểm  phức tạp về TTATGT. Điển hình, một số mô hình tổ tự quản ATGT tại các địa bàn như: thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ; khu vực Cống Rút, xã Hùng Dũng, huyện Hưng Hà; xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương…

Mặc dù tình hình TNGT tại Thái Bình đã được kiềm chế, giảm dần qua các năm nhưng chưa vững chắc. Nguyên nhân chính là do ý thức của người tham gia giao thông. Lực lượng CSGT tập trung tuyên truyền đến những người điều khiển môtô và các hành vi, nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT như: đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ quy định, chở quá số người quy định… Theo thống kê, Thái Bình hiện có trên 16.000 xe ôtô, trên 600.000 xe môtô và trên 100 xe rơmoóc. Để hạn chế các vụ TNGT nghiêm trọng, lực lượng CSGT ra quân tổng kiểm soát các xe khách, xe container và phối hợp với các cơ quan chức năng xóa các điểm đen tiềm ẩn TNGT.

Dịp cuối năm, mật độ người, phương tiện tăng đột biến. Trước tình hình trên, lực lượng CSGT tăng cường tuần tra lưu động tại các tuyến đường, các tuyến quốc lộ, hướng dẫn giao thông. Lãnh đạo Phòng trực tiếp giao tuyến, giao địa bàn, chỉ tiêu công tác cho từng trạm, đội góp phần làm giảm vi phạm giao thông trên từng tuyến đường. Trong năm 2013, lực lượng CSGT Thái Bình phát hiện, xử lý 73.845 trường hợp vi phạm giao thông, tạm giữ 6.324 phương tiện, tước 6.638 GPLX, xử phạt trên 20 tỷ đồng.

Trao đổi với PV, Thiếu tá Dương Quý Ngọc, Trạm trưởng Trạm CSGT Cầu Nghìn cho biết: Đơn vị có nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trên tuyến quốc lộ 10 (đi qua 5 xã và 1 thị trấn của 2 huyện Quỳnh Phụ và Đông Hưng). Từng CBCS chủ động bám tuyến, bám đường, không bỏ trống địa bàn được phân công phụ trách, thực hiện nghiêm quy trình xử lý vi phạm, sử dụng có hiệu quả các phương tiện, trang thiết bị như: máy đo tốc độ, đo nồng độ cồn, kiên quyết áp dụng các biện pháp mạnh như: tạm giữ phương tiện, tước giấy phép lái xe…

Để nâng cao hiệu quả công tác, CBCS chủ động thay đổi, đa dạng các hình thức phát hiện vi phạm, bố trí lực lượng hợp lý. Vào các giờ cao điểm, thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, tết, trạm bố trí lực lượng tuần tra, kiểm soát tập trung, đảm bảo ATGT. Trạm tham mưu cho Phòng CSGT kiến nghị các ngành chức năng khắc phục, sửa chữa những thiếu sót, bất cập về cơ sở hạ tầng trên tuyến. Bên cạnh đó, trạm còn phối hợp với các địa phương triển khai nhiều biện pháp mạnh, không để tình trạng lấn chiếm lòng đường, lề đường để họp chợ, bày bán hàng, tập kết nguyên vật liệu, đặt biển quảng cáo ảnh hưởng đến TTATGT.

Với những giải pháp trên, năm 2013, số vụ TNGT, số người chết và bị thương trên tuyến đều giảm rõ rệt, góp phần đảm bảo ATGT trên tuyến đường cửa ngõ

Theo báo CAND

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)