Quy định mới các trường hợp phải thông báo vi phạm

Thứ hai, 17/01/2011 08:47
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Lực lượng TTGT và đội ngũ lái xe, lái tàu trong Ngành ta cần biết quy định mới “Các trường hợp phải thông báo vi phạm” về TTATGT được nêu tại Điều 4 của Thông tư số 38/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 của Bộ Công an (thay thế Thông tư số 22/2007/TT-BCA) do Bộ trưởng Lê Hồng Anh ký ban hành “Quy định việc thông báo người có hành vi vi phạm pháp luật về việc trật tự, an toàn giao thông” và có hiệu lực thi hành từ ngày 29/11/2010

Lực lượng TTGT và đội ngũ lái xe, lái tàu trong Ngành ta cần biết quy định mới “Các trường hợp phải thông báo vi phạm” về TTATGT được nêu tại Điều 4 của Thông tư số 38/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 của Bộ Công an (thay thế Thông tư số 22/2007/TT-BCA) do Bộ trưởng Lê Hồng Anh ký ban hành “Quy định việc thông báo người có hành vi vi phạm pháp luật về việc trật tự, an toàn giao thông” và có hiệu lực thi hành từ ngày 29/11/2010. (và xin nói rõ là Thông tư cũ số 22/BCA không quy định cụ thể trường hợp vi phạm nào phải bị thông báo). Cụ thể như sau:

Người có hành vi vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa thuộc các trường hợp sau đây phải được thông báo bằng văn bản (theo mẫu quy định) đến Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú, công tác, học tập để theo dõi, kiểm điểm, giáo dục hoặc được gửi đến các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, giáo dục chung. Và thông báo vi phạm phải được gửi ngay sau khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
- Người vi phạm ngoài xử phạt tiền còn bị hình thức xử phạt bổ sung tước có thời hạn hoặc không có thời hạn quyền sử dụng GPLX, giấy phép lái tàu, chứng chỉ chuyên môn điều khiển phương tiện thủy.
- Người vi phạm điều khiển phương tiện không có giấy phép điều khiển phương tiện, hoặc có nhưng giấy phép đó không phù hợp với phương tiện đang điều khiển, hoặc sửa chữa, tẩy xóa giấy phép điều khiển phương tiện.
- Người điều khiển phương tiện trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, vật chứng có liên quan đến vụ TNGT; lợi dụng TNGT để xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn.
- Người có hành vi vi phạm cản trở việc kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
Ngoài ra, tại Điều 6 của Thông tư này còn quy định Công an xã, phường, thị trấn khi nhận được thông báo vi phạm (nêu trên) phải có trách nhiệm vào theo dõi (theo sổ mẫu quy định) và chuyển ngay thông báo vi phạm đến tổ trưởng tổ dân phố hoặc trưởng thôn nơi cư trú của người vi phạm, hoặc chuyển đến cơ quan, trường học nếu người vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên để kiểm điểm, giáo dục.
Mai Anh (ST)

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)