Tăng cường quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Thứ tư, 23/03/2016 09:17
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện vừa ký ban hành Chỉ thị số 1124 yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ I, II, III, IV; Sở GTVT được giao quản lý quốc lộ và Cục Quản lý đường bộ cao tốc về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Chỉ thị nêu rõ, trong những năm qua, các Cục QLĐB và các Sở GTVT quản lý ủy thác quốc lộ cùng với các lực lượng chức năng đã có nhiều có gắng trong công tác quản lý, bảo vệ phần đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ (ATĐB).

Chỉ thị nêu rõ, trong những năm qua, các Cục QLĐB và các Sở GTVT quản lý ủy thác quốc lộ cùng với các lực lượng chức năng đã có nhiều có gắng trong công tác quản lý, bảo vệ phần đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ (ATĐB).  Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu tăng cường công tác quản lý, bảo vệ KCHTGT đường bộ   Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhiều nơi người dân và các tổ chức có sử dụng đất hai bên đường đã sử dụng trái phép phần đất của đường bộ và hành lang ATĐB. Bên cạnh đó, công tác quản lý của một số đơn vị quản lý đường bộ, cấp chính quyền, các ngành còn hạn chế nên tình hình quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (KCHTGTĐB) diễn biến phức tạp...  Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Cục QLĐB I, II, III, IV, Sở GTVT được giao quản lý quốc lộ và Cục QLĐB cao tốc tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ KCHTGTĐB cho các hộ dân, tổ chức dọc các tuyến quốc lộ. Tăng cường công tác kiểm tra thực địa đối với công tác quản lý, bảo vệ KCHTGTĐB, bảo đảm tối thiểu 1 tháng/1 lần; kết hợp kiểm tra, nghiệm thu công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên hàng tháng với việc đánh giá tình hình quản lý, bảo vệ KCHTGTĐB của nhà thầu.  Cùng với đó, chỉ đạo các Chi cục QLĐB, Ban QLDA bảo trì và bộ phận Thanh tra giao thông trực thuộc tăng cường công tác tuần kiểm, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định; chỉ đạo các đơn vị quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ thực hiện nghiêm túc việc tuần đường theo quy định, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.  Đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên quốc lộ đang khai thác (BOT), Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu theo dõi, kiểm tra các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT quốc lộ đang khai thác thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc quản lý, bảo vệ KCHTGTĐB. Phối hợp xử lý vi phạm hành chính trong công tác quản lý, bảo vệ KCHTGTĐB khi các doanh nghiệp dự án BOT đề nghị.  Đồng thời, đề xuất Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét khấu trừ kinh phí quản lý, bảo trì của các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT bằng cách rút ngắn thời hạn thu phí nếu để xảy ra vi phạm theo điều kiện hợp đồng và các quy định hiện hành...  X. Nguyên

Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu tăng cường công tác quản lý, bảo vệ KCHTGT đường bộ

Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhiều nơi người dân và các tổ chức có sử dụng đất hai bên đường đã sử dụng trái phép phần đất của đường bộ và hành lang ATĐB. Bên cạnh đó, công tác quản lý của một số đơn vị quản lý đường bộ, cấp chính quyền, các ngành còn hạn chế nên tình hình quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (KCHTGTĐB) diễn biến phức tạp...

Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Cục QLĐB I, II, III, IV, Sở GTVT được giao quản lý quốc lộ và Cục QLĐB cao tốc tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ KCHTGTĐB cho các hộ dân, tổ chức dọc các tuyến quốc lộ. Tăng cường công tác kiểm tra thực địa đối với công tác quản lý, bảo vệ KCHTGTĐB, bảo đảm tối thiểu 1 tháng/1 lần; kết hợp kiểm tra, nghiệm thu công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên hàng tháng với việc đánh giá tình hình quản lý, bảo vệ KCHTGTĐB của nhà thầu.

Cùng với đó, chỉ đạo các Chi cục QLĐB, Ban QLDA bảo trì và bộ phận Thanh tra giao thông trực thuộc tăng cường công tác tuần kiểm, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định; chỉ đạo các đơn vị quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ thực hiện nghiêm túc việc tuần đường theo quy định, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

Đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên quốc lộ đang khai thác (BOT), Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu theo dõi, kiểm tra các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT quốc lộ đang khai thác thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc quản lý, bảo vệ KCHTGTĐB. Phối hợp xử lý vi phạm hành chính trong công tác quản lý, bảo vệ KCHTGTĐB khi các doanh nghiệp dự án BOT đề nghị.

Đồng thời, đề xuất Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét khấu trừ kinh phí quản lý, bảo trì của các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT bằng cách rút ngắn thời hạn thu phí nếu để xảy ra vi phạm theo điều kiện hợp đồng và các quy định hiện hành...

X. Nguyên

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)