Thứ trưởng Lê Đình Thọ chủ trì cuộc họp về Đề án xây dựng cầu treo dân sinh

Thứ sáu, 22/11/2013 13:36
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sáng 22/11, tại trụ sở Bộ GTVT, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đã chủ trì cuộc họp về Đề án “Xây dựng cầu treo dân sinh bảo đảm an toàn giao thông” thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Tham dự cuộc họp có đại diện Lãnh đạo các Vụ: Kế hoạch - Đầu tư, Khoa học công nghệ, Kết cấu hạ tầng giao thông, Môi trường, Tài chính; Văn phòng Bộ; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông; Văn phòng Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương.

Sáng 22/11, tại trụ sở Bộ GTVT, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đã chủ trì cuộc họp về Đề án “Xây dựng cầu treo dân sinh bảo đảm an toàn giao thông” thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

Tham dự cuộc họp có đại diện Lãnh đạo các Vụ: Kế hoạch - Đầu tư, Khoa học - Công nghệ, Kết cấu hạ tầng giao thông, Môi trường, Tài chính; Văn phòng Bộ; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông; Văn phòng Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương.

Thứ trưởng Lê Đình Thọ chủ trì cuộc họp về Đề án xây dựng cầu treo dân sinh

Thứ trưởng Lê Đình Thọ đã chủ trì cuộc họp

Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó có giao thông nông thôn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển vùng và xóa đói giảm nghèo. Mặc dù vậy, các vùng sâu và vùng xa do nguồn lực đầu tư còn thiếu, nên điều kiện đi lại còn khó khăn. Người dân và cả học sinh vẫn phải hàng ngày vượt sông, suối bằng nhiều cách, kèm theo đó là nguy cơ mất an toàn luôn tiềm ẩn, đặc biệt là trong mùa mưa lũ. Do đặc điểm địa hình của khu vực miền núi có độ dốc lớn nên sông, suối đều có dòng chảy xiết, lũ thường về bất ngờ nên nhu cầu xây dựng các công trình vượt sông, suối là rất cấp bách.

Để khắc phục các tình trạng trên, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân vùng miền núi và đảm bảo an toàn giao thông, Bộ GTVT đã giao nhiệm vụ Tổng cục Đường bộ Việt Nam cùng các đơn vị liên quan lập Đề án Xây dựng cầu treo dân sinh bảo đảm an toàn giao thông làm cơ sở huy động vốn nước ngoài và các nguồn vốn khác để hỗ trợ các tỉnh xây dựng cầu dân sinh ở những khu vực địa hình hiểm trở, có nguy cơ xảy ra tai nạn cao, cụ thể trên địa bàn của 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

Tại cuộc họp, ông Chu Ngọc Sủng, đại diện đơn vị Tư vấn (Liên danh giữa Công ty Cổ phần Kỹ sư và tư vấn Việt Nam và Công ty Cổ phần ATH tư vấn đầu tư xây dựng) cho biết, trên cơ sở các tiêu chí đặt ra, qua thị sát thực địa tư vấn đã sàng lọc trong số khoảng 2.000 vị trí cầu do các địa phương đề xuất, có 191 vị trí nên xây dựng cầu treo dân sinh; trong phạm vi Đề án, Tư vấn đã nghiên cứu hai loại hình kết cấu chính là cầu treo và cầu treo mặt dây văng; ưu tiên xây dựng những cầu thực sự có nguy cơ gây mất an toàn khi người dân vượt suối về mùa cạn và có nguy cơ nước dâng cao bất thường; tuổi thọ thiết kế cầu là 25 năm (các cầu khổ hẹp) và 50 năm với 3 loại khổ cầu (khổ 1,4m, 2,0m và 2,5m), tải trọng cơ bản 2,49Kn/m2 (300kg/m2), sử dụng các hệ dầm mặt cầu bằng thép, có sơn chống rỉ đảm bảo theo tiêu chuẩn sơn kết cấu cầu.

Ông Phạm Quang Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN phát biểu tại cuộc họp

Toàn cảnh cuộc họp

Phát biểu tại cuộc họp, ông Phạm Quang Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhấn mạnh đến việc cần xác định rõ vị trí ưu tiên đầu tư xây dựng cầu treo dân sinh, những vị trí cần đầu tư xây dựng cầu treo, những vị trí cần đầu tư xây dựng cầu treo mặt dây văng và cần triển khai thí điểm từ 10 đến 20 vị trí trước. Theo ông Phạm Quang Vinh cần phải ban hành tiêu chuẩn cho các cầu treo dân sinh, thống nhất về kết cấu cầu, tải trọng, khổ cầu, tuy nhiên nên có khổ cầu 3,5m, vì có những vùng ngoài phục vụ cho việc đi lại, còn phục vụ vận chuyển hàng hóa; đồng thời nghiên cứu vùng được hưởng lợi, phải phục vụ phần lớn dân cư, khu vực có nhiều bản, xã, thực sự giúp người người dân đi lại thuận tiện, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và xóa đói giảm nghèo.

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đánh giá cao đơn vị Tư vấn và các đơn vị liên quan trong việc lập Đề án Xây dựng cầu treo dân sinh bảo đảm an toàn giao thông, để hỗ trợ các tỉnh xây dựng cầu dân sinh ở những khu vực địa hình hiểm trở, có nguy cơ xảy ra tai nạn cao. Thứ trưởng cho biết, thời gian qua, có nhiều chương trình đầu tư cho nông thôn và xây dựng giao thông nông thôn trên phạm vi 28 tỉnh của Đề án như: Chương trình 135; Đề án thí điểm xây dựng cầu nông thôn của Trung ương Đoàn; các dự án cầu giao thông nông thôn của JICA, ADB, WB; các cầu treo nông thôn do dân tự xây dựng… Qua các chương trình này, cần có đánh giá kết quả trong việc sử dụng, bảo trì, huy động nguồn vốn sửa chữa cũng như những tồn tại, hạn chế để từ đó có những biện pháp triển khai Đề án đạt hiệu quả.

Thứ trưởng Lê Đình Thọ nhấn mạnh đây là Đề án có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển vùng và xóa đói giảm nghèo. Do vậy, Đề án cần tập trung đánh giá hiện trạng, nêu rõ phạm vi nghiên cứu, tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn giao thông; sự cần thiết đầu tư, quan điểm đầu tư, phạm vi đầu tư, tiêu chí đầu tư, phải cụ thể mục tiêu phấn đấu đến thời gian nào xong, mỗi năm thực hiện được bao nhiêu cầu cũng như cần phân rõ tổng số cầu cần phải đầu tư theo khổ đường, kết cấu cầu, tiêu chí vùng (trung du, đồng bằng, mật độ dân cư…). Thứ trưởng cũng lưu ý đơn vị Tư vấn và các đơn vị liên quan về giải pháp triển khai, đặc biệt là các giải pháp về công nghệ, cơ chế chính sách, huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện.

Xuân Nguyên

Xuân Nguyên new

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)