Chiều 19/5, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã chủ trì cuộc họp về thẩm định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm nhựa đường (Bitum) phân cấp độ kim lún sử dụng trong xây dựng công trình giao thông. Tham dự cuộc họp có đại diện các Bộ Khoa học và Công nghệ, Xây dựng; các Sở GTVT TP Hà Nội, TP Hải Phòng; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các Cục, Vụ, Viện, Tổng công ty liên quan thuộc Bộ; các trường đại học, công ty kinh doanh nhựa đường; các chuyên gia…
Chiều 19/5, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã chủ trì cuộc họp về thẩm định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm nhựa đường (Bitum) phân cấp độ kim lún sử dụng trong xây dựng công trình giao thông. Tham dự cuộc họp có đại diện các Bộ Khoa học và Công nghệ, Xây dựng; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các Cục, Vụ, Viện, Tổng công ty liên quan thuộc Bộ; các Sở GTVT TP Hà Nội, TP Hải Phòng; các trường đại học, công ty kinh doanh nhựa đường; các chuyên gia…
Ở nước ta hiện nay đã có hệ thống tiêu chuẩn cho nhựa đường (bitum) phân loại mác nhựa theo độ kim lún. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tại nhiều vị trí trên một số tuyến đường bộ đã xuất hiện chất lượng lớp mặt bê tông nhựa không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, gây hư hỏng mặt đường, dẫn tới tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT, tốn kinh phí và thời gian sửa chữa, tạo dư luận không tốt trong xã hội. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do sử dụng các loại nhựa đường kém chất lượng, không đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu theo quy định
Toàn cảnh cuộc họp về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm nhựa đường (Bitum)
Theo Ban soạn thảo, hiện nay, Việt Nam chưa sản xuất được nhựa đường mà phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài. Tiêu chuẩn TCVN493:2005 sau một thời gian đưa vào áp dụng thì cũng thấy có một số bất cập cần phải bổ sung thêm một số chỉ tiêu mới để kiểm soát tốt hơn chất lượng nhựa đường. Chính vì vậy, việc xây dựng quy chuẩn về nhựa đường phân cấp theo độ kim lún nhưng có bổ sung thêm hai chỉ tiêu là PI và độ nhớt ở 600C để nâng cao chất lượng nhựa đường là bắt buộc để quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trên cơ sở xây dựng Quy chuẩn này, các cơ quan quản lý cũng như người sử dụng rất dễ kiểm tra, kiểm soát chất lượng của nhựa đường.
Cũng theo Ban soạn thảo, về bố cục và nội dung, Quy chuẩn được bố cục và trình bày theo đúng hướng dẫn của TCVN1-1:2008 “Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 1: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia” và TCVN1-2:2008 “Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia”. Nội dung các phần chính của Quy chuẩn gồm các quy định chung (phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ), quy định về kỹ thuật (yêu cầu kỹ thuật, phương pháp lấy mẫu và phương pháp thử), quy định quản lý công bố hợp quy, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và tổ chức thực hiện.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh, nhựa đường là loại vật liệu quan trọng trong xây dựng mặt đường bộ, chất lượng của nhựa đường quyết định đến chất lượng của mặt đường bê tông nhựa, việc ban hành quy chuẩn về kỹ thuật quốc gia về sản phần bitum (nhựa đường) phân cấp theo độ kim lún sử dụng trong xây dựng công trình giao thông là rất cần thiết, vì thế Ban soạn thảo cần xem xét, nghiên cứu kỹ trong quá trình xây dựng dự thảo Quy chuẩn, mục tiêu là đưa loại vật liệu này ngày càng kiểm soát chặt chẽ hơn, phù hợp chung với điều kiện ở Việt Nam, thông lệ chung của quốc tế.
Trên cơ sở dự thảo Quy chuẩn, Thứ trưởng yêu cầu Vụ Khoa học công nghệ chỉ đạo Ban soạn thảo nghiên cứu tiếp thu, tổng hợp ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo, trong đó lưu ý nội dung nghiên cứu cần căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu thuẩn Việt Nam có liên quan và các tiêu chuẩn về nhựa đường của các nước tiên tiến và các nước trong khu vực có điều kiện thời tiết, khí hậu giống Việt Nam để rà soát, chỉnh sửa lại các yêu cầu kỹ thuật trong các chỉ tiêu của nhựa đường cho phù hợp; đồng thời thống nhất hai chỉ tiêu là chỉ số độ kim lún (PI) và độ nhớt tuyệt đối ở 600C để nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng nhựa đường.
Xuân Nguyên