Tăng cường bảo đảm trật tự ATGT nông thôn

Thứ hai, 16/11/2015 16:34
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Chiều 16/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan, đơn vị liên quan về Đề án “Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn đến năm 2020”.

Ông Lê Đức Việt, Phó Vụ trưởng Vụ ATGT cho biết, thực hiện chương trình công tác năm 2015, Vụ ATGT đã phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT xây dựng Đề án “Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn đến năm 2020”. Ngày 4/9/2015, Vụ ATGT đã có công văn gửi xin ý kiến các đơn vị liên quan; tính đến hôm nay (16/11), Vụ ATGT đã nhận được 41 văn bản đóng góp ý kiến, Vụ ATGT đã cùng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT tổng hợp, xây dựng, chỉnh sửa và hoàn thiện sơ bộ Đề án.

Ảnh 1

Phó Vụ trưởng Vụ ATGT Lê Đức Việt báo cáo tình hình xây dựng Đề án

Theo ông Lê Văn Đạt - Giám đốc Trung tâm ATGT, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT (đơn vị chủ trì xây dựng Đề án), thời gian vừa qua, kết cấu hạ tầng giao thông đã có sự phát triển vượt bậc. Tỷ lệ nhựa hóa và bê tông hóa tăng nhanh. Tình hình phát triển phương tiện cơ giới ở khu vực nông thôn, đặc biệt là phương tiện xe máy tăng nhanh.

Tuy nhiên, ông Lê Văn Đạt cho rằng, tình hình TNGT ở khu vực nông thông đang có xu hướng tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu do ý thức người dân còn kém, trong khi đó còn nhiều bất cập của hệ thống KCHT và phương tiện không đủ điều kiện an toàn vẫn tồn tại. Bên cạnh đó, hệ thống đường GTNT còn bất cập; tổ chức giao thông còn thiếu các điểm dừng, đỗ an toàn, các bến xe, bãi xe; còn hạn chế về chất lượng phương tiện, bảo trì đường bộ, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tuần tra kiểm soát và đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại trên, ông Lê Văn Đạt cho biết, Đề án đã đề xuất các giải pháp, trong đó tăng cường điều kiện ATGT của KCHT GTNT, đặc biệt giải pháp lắp đặt biển báo, gờ giảm tốc tại các giao cắt; tăng cường công tác bảo trì, thẩm tra ATGT và cải tạo các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ TNGT trên hệ thống đường GTNT; lập lại trật tự hành lang ATGT, xây dựng các đường gom dọc quốc lộ; tăng cường tổ chức giao thông, xây dựng các bến xe, các điểm đón trả khách; đề xuất điều chỉnh qy định đào tạo, sát hạch cấp GPLX A1; giáo dục ATGT trong nhà trường; tuyên truyền phổ biến pháp luật ATGT tại cộng đồng dân cư.

Ảnh 2

Phong trào làm đường GTNT ở xã Bản Xen, huyện Mường Khương (Lào Cai)

Nhấn mạnh đến sự cần thiết xây dựng Đề án, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết, qua diễn biến tình hình TNGT năm 2015 và 10 tháng năm 2015, một trong những nguyên nhân TNGT đó là phương tiện xe máy, tập trung ở khu vực nông thôn; cùng với đó, công tác quản lý nhà nước thuộc cấp xã, lực lượng để tham gia bảo đảm trật tự ATGT cũng như công tác quản lý nhà nước chưa được đồng bộ, hiệu quả; đồng thời ý thức của người tham gia giao thông khu vực nông thôn còn hạn chế, tập trung ở một số điểm dân cư…

Thứ trưởng nhấn mạnh đây là đề án tiếp tục tăng cường bảo đảm trật tự ATGT GTNT, phải triển khai thực hiện mạnh mẽ hơn nữa, tập trung vào các giải pháp mang tính đột phá; trong đó lưu ý đánh giá thực trạng, tồn tại công tác bảo đảm trật tự ATGT nông thôn và cần phải có giải pháp để giải quyết; phân từng nhóm (cụm dân cư, vùng sâu, vùng xa…), diễn biến TNGT, chủ yếu TNGT xe máy, bởi GTNT đang lồng ghép cả đô thị, phạm vi rộng.

Thứ trưởng yêu cầu tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT; ngoài cơ quan báo chí, chính quyền địa phương (xã, thôn, xóm) phải trực tiếp tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATGT; vừa trực tiếp tuyên truyền, vừa tổ chức ký cam kết của các hộ gia đình không vi phạm trật tư ATGT (khi tham gia giao thông phải đội MBH, không uống rượu, bia, không bình xét gia đình văn hóa); đồng thời tăng cường tuyên truyền ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu vực tập trung đông dân cư.

Thứ trưởng yêu cầu phân tích rõ giải pháp KCHTGT (đường bộ, đường sắt, đường thủy), hệ thống biển báo, điều kiện ATGT tại các nút giao cắt của GTNT; bên cạnh đó phân tích rõ cơ chế chính sách, công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự ATGT, công tác huy động nguồn vốn (vốn nhà nước chỉ hỗ trợ, kích cầu đầu tư); đồng thời giảm lý thuyết, tăng thực hành trong chương trình đào tạo, sát hạch và cấp GPLX khu vực nông thôn.

Về tiến độ, Thứ trưởng yêu cầu Vụ ATGT phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT tổng hợp, chỉnh sửa, bỏ sung nội dung Đề án, chậm nhất đến 25/11 phải hoàn thiện gửi xin ý kiến các đơn vị, để sớm trình Bộ trưởng phê duyệt trong tháng 12/2015.

Xuân Nguyên

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)