Hợp tác phát triển giao thông vận tải ASEAN

Thứ sáu, 22/05/2009 14:45
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Từ 25 tới 29/5/2009, Hội nghị các quan chức cao cấp GTVT ASEAN lần thứ 27 (STOM 27) sẽ diễn ra tại Đà Nẵng. Hội nghị này một lần nữa khẳng định ASEAN đã và đang hợp tác rất mạnh mẽ trong lĩnh vực GTVT nhằm tăng cường sức mạnh khu vực, nâng cao tính cạnh tranh và thu hút đầu tư vào khối.
Từ 25 tới 29/5/2009, Hội nghị các quan chức cao cấp GTVT ASEAN lần thứ 27 (STOM 27) sẽ diễn ra tại Đà Nẵng. Hội nghị này một lần nữa khẳng định ASEAN đã và đang hợp tác rất mạnh mẽ trong lĩnh vực GTVT nhằm tăng cường sức mạnh khu vực, nâng cao tính cạnh tranh và thu hút đầu tư vào khối.    

 
Xác lập mục tiêu, định hướng chính
   

 
ASEAN đã và đang nỗ lực xây dựng Kế hoạch tổng thể để hình thành ba Cộng đồng: Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hoá-Xã hội nhằm tăng cường thịnh vượng, hòa bình và ổn định khu vực.
   

 
Dựa trên cơ sở Hiến chương ASEAN, các nước nằm trong khối đang hướng tới mục tiêu hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Theo đó, ASEAN sẽ trở thành một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề. ASEAN sẽ trở thành một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao, phát triển kinh tế đồng đều.
   

 
Trong hợp tác chung, các nước thành viên ASEAN đánh giá giao thông vận tải - với vai trò hỗ trợ dịch vụ và logistics quan trọng, là một trong những bộ phận góp phần phát triển kinh tế và tăng tính cạnh tranh cho ASEAN trên trường quốc tế.
   

 
Chương trình hành động GTVT ASEAN (ATAP) 2005-2010 (thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng GTVT các nước ASEAN lần thứ 10 tháng 11/2004 tại Phnôm Pênh, Campuchia) đã khẳng định hệ thống giao thông vận tải hội nhập và có hiệu quả là chìa khoá để ASEAN hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, nâng cao tính cạnh tranh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để đạt được mục tiêu đó, các nước ASEAN cần tăng cường các hoạt động khu vực để thúc đẩy kết nối vận tải đa phương thức, đơn giản hóa việc di chuyển người và hàng hóa, thúc đẩy tự do hóa hơn nữa dịch vụ vận tải hàng không và vận tải biển.
   

 
ATAP 2005-2010 gồm có 48 dự án và hành động, trong đó có 10 hành động về vận tải hàng không, 13
 
\hành động về vận tải trên bộ, 14 hành động về vận tải biển và 11 hành động về tạo thuận lợi vận tải với 7 định hướng chính.
   

 
Trong đó, việc thúc đẩy vận tải hàng hóa “từ cửa đến cửa” hiệu quả, tạo thuận lợi vận tải qua biên giới thông qua việc đơn giản hóa/hài hòa hóa chứng từ và thủ tục thương mại, vận tải; thiết lập hệ thống và các thủ tục thông quan và quá cảnh hàng hóa thống nhất; cung cấp dịch vụ giao nhận, logistics hiệu quả là định hướng được ưu tiên hàng đầu. Định hướng thứ hai là cải tiến cơ sở hạ tầng mạng lưới vận tải bộ để kết nối tốt hơn với các cửa ngõ hàng hải và hàng không quốc gia và quốc tế cũng được triển khai.
   

 
Định hướng thứ ba là xây dựng chính sách vận tải biển khu vực để giải quyết vấn đề container ngày càng tăng, tăng tính hiệu quả và năng suất trong các cảng, hợp lý hóa dịch vụ vận tải biển và dịch vụ vận tải đa phương thức.
   

 
Thứ tư, các nước thống nhất hỗ trợ du lịch, thương mại và đầu tư trong khối thông qua triển khai Lộ trình Hội nhập vận tải Hàng không ASEAN.    

 
Thứ năm, xây dựng chính sách cho phép sự tham gia của khu vực tư nhân và/hoặc hợp tác nhà nước-tư nhân vào việc xây dựng, quản lý hạ tầng giao thông vận tải, cung cấp dịch vụ và phương tiện vận tải và logistics để đẩy mạnh phát triển.
   

 
Thứ sáu, ASEAN sẽ tăng cường hợp tác với các nước đối thoại bằng việc tư vấn chính sách, thực hiện các chương trình và hoạt động kết hợp. Thứ bảy, mở rộng hội nhập, tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế về các chương trình hai bên cùng có lợi.
   

 
Các dự án và những tồn tại cần tháo gỡ
   

 
Các nước thành viên ASEAN đã tham gia chặt chẽ vào các hoạt động hợp tác khu vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó phải kể đến dự án kết nối đường sắt (mạng đường sắt Singapore - Côn Minh (SKRL) và đường bộ (mạng đường bộ ASEAN); Sáng kiến tự do hóa trong các lĩnh vực dịch vụ vận tải hàng không, tạo thuận lợi vận tải quá cảnh và vận tải đa phương thức; Xây dựng và điều phối chính sách.
   

 
Đã có 3 Hiệp định Tạo thuận lợi vận tải (Hiệp định khung ASEAN về Tạo thuận lợi Hàng hóa quá cảnh; Hiệp định khung ASEAN về Vận tải đa phương thức và Hiệp định khung ASEAN về Tạo thuận lợi vận tải liên quốc gia), 2 Hiệp định đa biên ASEAN về tự do hóa hoàn toàn vận tải hàng không và Dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không được hình thành. Ngoài ra, một lộ trình hội nhập và nâng cao tính cạnh tranh của vận tải biển trong ASEAN cũng đã được xây dựng...
   

 
Đánh giá một cách tổng thể, việc thực hiện các chương trình hành động ATAP 2005-2020 đã đạt được những kết quả tốt. Trong số 48 hành động có 12 hành động đã hoàn thành, 21 hành động đang thực hiện, 15 hành động đang trong quá trình chuẩn bị. Tuy vậy, trong thực tế nhiều nước ASEAN có tâm lý muốn đưa ra nhiều sáng kiến, ý tưởng lớn mà ít khi chú trọng đến việc xem xét các sáng kiến đó có đóng góp thiết thực cho thúc đẩy sự hợp tác hay không, nhất là khi các nước đóng vai trò chủ nhà cấp cao ASEAN.
   

 
Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng ASEAN cần tập trung vào triển khai một số ý tưởng có tính khả thi (chứ không thể tất cả) được các nước ASEAN chấp thuận cao. Các dự án lớn về hạ tầng GTVT gặp khó khăn trong việc triển khai do có vấn đề chính là nguồn vốn đầu tư, ví dụ dự án đường sắt SKRL được hình thành trên ý tưởng kết nối các tuyến đường sắt hiện có và một số đoạn chưa có đường, đến nay việc triển khai xây dựng các đoạn chưa có đường (ví dụ đoạn TP Hồ Chí Minh - Lộc Ninh trên lãnh thổ Việt Nam) vẫn chưa được triển khai do chưa tìm được nguồn tài chính.
   

(Theo giaothongvantai.com.vn)

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)