Đường sắt cao tốc - Trung tâm của mạng lưới phục vụ người dân

Thứ sáu, 05/02/2010 16:36
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Mạng lưới đường sắt cao tốc cần được xem xét trong một bối cảnh tổng quát hơn của mạng lưới giao thông vận tải liên châu Âu và như là một trong những yếu tố quan trọng của mạng lưới phục vụ người dân.
Mạng lưới đường sắt cao tốc cần được xem xét trong một bối cảnh tổng quát hơn của mạng lưới giao thông vận tải liên châu Âu và như là một trong những yếu tố quan trọng của mạng lưới phục vụ người dân.
Tàu cao tốc ICE của Đức.
Kết hợp chặt chẽ các hệ thống giao thông công cộng khác (xe buýt, tàu điện ngầm, tàu địa phương, taxi, bãi đỗ xe)
Mạng lưới đường sắt cao tốc cần được phối hợp chặt chẽ với mạng lưới giao thông vận tải vùng, đô thị và ngoại ô đường sắt và đường bộ, giao thông đô thị hay cá nhân với một quan điểm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận tàu cao tốc và giảm tối đa khoảng cách từ các dịch vụ cung cấp hành khách này tới tàu cao tốc. Tuy nhiên để chăm sóc được mọi người, trẻ em, người khuyết tật và hành khách đi tàu có nhiều hành lý, việc liên thông giữa phương thức vận tải này phải được cải thiện.
Vận tải liên thông đoàn tàu + máy bay
Tàu cao tốc vừa cạnh tranh vừa bổ sung cho vận tải bằng đường không.
Cạnh tranh 
Với các khoảng cách trên 500 km và hành trình dưới 2h30 phút tàu cao tốc có lợi thế hơn so với hàng không; tàu cao tốc chiểm chừng 90% mảng thị phần này. Cũng trong mảng thị trường này tàu cao tốc đã giành được và sẽ giành được lượng người đi lại sử dụng xe con, như đã được thấy ở đoạn Paris - Brussel.
Mặt khác thị trường tự nhiên của vận tải hàng không là mảng thị trường có hành trình đi lại trên 1000 km; ở mảng thị trường này hàng không giành được phần lớn thị phần vận chuyển ngay cả khi có các đoàn tàu cao tốc chạy qua đêm có khả năng cạnh tranh được với hàng không, đặc biệt có nhiều điều hấp dẫn kết hợp với việc đi lại bằng tàu với việc vận chuyển tại ga cuối, khách sạn để nghỉ và dịch vụ tham quan thành phố.
Với cự ly từ 500 đến 1000 km, hai phương thức vận tải này cạnh tranh mãnh liệt với nhau và điều này mang lại lợi ích cho người đi lại, việc đưa vào khai thác tàu cao tốc đưa ra một dịch vụ lựa chọn khác và tạo ra lượng vận chuyển mới đáng kể.
Bổ sung
Hai phương thức vận chuyển này bổ sung cho nhau đối với tất cả các hành trình kết hợp hai mảng thị trường vận tải tự nhiên của chúng. Ví dụ như tàu cao tốc đảm nhiệm phân khúc thị trường 400 - 500 km và máy bay tầm trung đảm nhiệm các cự lý 1000 - 1200 km hay máy bay đường dài đảm trách cự ly trên 3000 km. Sự bổ sung cho nhau ở đây phát sinh từ thực tế là sự kết hợp hai phương thức vận chuyển này là sự giải pháp mà phần lớn người sử dụng ưa thích hơn cả so với các giải pháp khác.
Vì thế đoàn tàu cao tốc và máy bay bổ sung cho nhau đối với:
Các tuyến đường trong châu Âu nối các thành phố lớn có dịch vụ hàng không tốt với các thành phố quy mô trung bình không có các dịch vụ hàng không song lại nằm trên mạng lưới đường sắt cao tốc liên châu Âu hay các thị trấn trong vùng có dịch vụ vận tải đường sắt tốt.
Các tuyến liên lục địa trong quá trình phát triển mạnh mẽ, sự bổ sung này dễ được chấp nhận nhất khi các khu vực này nhạy cảm cao với các cải thiện ảnh hưởng đến đoạn đầu và cuối của hành trình đi lại.
Trong bầu không khí cạnh tranh giữa các hàng hàng không và giữa các sân bay liên quan tới việc mở rộng hậu phương của mình, tàu cao tốc khi phục vụ hành khách tại chính trung tâm đô thị sẽ là một yếu tố có tính quyết định để giành được hành khách từ các thành phố lớn ở nước ngoài hay thủ phủ của vùng cho một sân bay chứ không phải chỉ là một đường sắt phục vụ trực tiếp cho thành phố đó. Đây chính là trường hợp giữa Brussel và sân bay Roissy Paris (mỗi ngày có 4 đoàn tàu cao tốc Thalys) hay giữa Cologne và sân bay Frankfurt (mỗi ngày có 6 đoàn ICE). Với cách thức tiếp cận thương mại mạnh mẽ của mình các hãng hàng không giành ưu tiên cho việc vận chuyển hàng không đường dài. Khi đó đường sắt cao tốc trở thành một yếu tố then chốt đối với các hãng hàng không. Điều này đã dẫn tới việc ký kết các hoạp đồng thương mại giữa các hãng hàng không với các công ty đường sắt. Các tính toán mô phỏng kinh tế và kinh nghiệm thực tế ngày nay đã cho thấy trong các thị trường này việc kết nối giữa mạng lưới đường sắt và hàng không đã thu hút nhiều hành khách mới nhờ đó tăng khối lượng vận chuyển của cả hai phương thức này.
Tuy nhiên một nghiên cứu phân tích các kinh nghiệm hiện có cho thấy sự kết nối thành một của hai mạng này để bổ sung cho nhau có hiệu quả hơn khi bốn điều kiện sau được thỏa mãn:
Sự kết nối về vật ly của hai mạng này, nói cách khác ga đường sắt trong sân bay tiếp cận trực tiếp với các ga hàng không (terminal);
Có sự phối kết hợp bảng giờ tàu với bảng giờ chuyến bay của cảng hàng không trung tâm không;
Vé máy bay và tàu hỏa kết hợp với giá vé được kết nối và đặt chỗ đồng thời (ví dụ nhu kết hợp các dịch vụ đường sắt vào hệ thống đặt chỗ bằng máy tính của hàng không dưới dạng số các chuyến bay);
Gửi hành lý thẳng tới điểm cuối hành trình (hệ thống này đã được áp dụng ở Thụy sỹ), việc này liên quan tới việc giải quyết những khó khăn gắn với việc kiểm tra an toàn.
Nhà Ga - trung tâm trung chuyển và dịch vụ
Nhà ga không chỉ là một trung tâm trung chuyển, điểm để chuyển đổi giữa các mạng lưới gaio thông khác nhau phục vụ cho thành phố: Tàu cao tốc, tàu địa phương, tàu điện ngầm, tàu điện trên mặt đất, xe khách, taxi, các hãng cho thuê xe con, v.v... Mà nó ngày càng trở thành một trung tâm đa dịch vụ kết hợp chặt chẽ với môi trường đô thị và cung cấp toàn bộ các hoạt động bổ sung cho việc vận chuyển hành khác hay một cách gián tiếp liên quan tới luồng khách hàng tiềm năng, bao gồm hàng ngàn thậm chí hàng triệu hành khách mỗi ngày đi qua nơi này. Các nhà ga mới được xây dựng, các nhà ga cũ được cải tạo lại thường với nguồn vốn tư nhân, cung cấp một loạt các dịch vụ như: Khách sạn, quầy bar, nhà hàng ăn uống; Trung tâm mua sắm; Khu văn phòng: văn phòng, phòng họp, cơ sở tổ chức hội thảo, hội nghị, v.v; Khu giải trí: rạp chiếu bóng, nhà hát, phòng hòa nhạc, v.v
 ĐSOnline

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)