Doanh nghiệp, xã viên đầu tư xe buýt sạch ở TP. Hồ Chí Minh - Vì lợi ích cộng đồng

Thứ tư, 22/08/2012 08:50
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Trong khi các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục lo việc xây dựng và hoàn thiện đề án đầu tư xe buýt mới ở TP. Hồ Chí Minhgiai đoạn 2011-2015, hơn 1 năm qua, nhiều doanh nghiệp (DN), xã viên HTX vận tải đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng trang bị xe buýt mới dù chưa được hưởng bất kỳ chế độ ưu đãi nào. Điều này đã giúp TP. Hồ Chí Minh có nhiều xe buýt mới với chất lượng cao phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách một cách tốt nhất, giảm ô nhiễm môi trường.

Trong khi các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục lo việc xây dựng và hoàn thiện đề án đầu tư xe buýt mới ở TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015, hơn 1 năm qua, nhiều doanh nghiệp (DN), xã viên HTX vận tải đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng trang bị xe buýt mới dù chưa được hưởng bất kỳ chế độ ưu đãi nào. Điều này đã giúp TP. Hồ Chí Minh có nhiều xe buýt mới với chất lượng cao phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách một cách tốt nhất, giảm ô nhiễm môi trường.

Mở đầu kế hoạch đầu tư xe buýt mới với tiêu chuẩn khí thải đảm bảo môi trường, tháng 8-2011, Công ty TNHH Một thành viên Xe khách Sài Gòn đưa 21 xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch CNG (mới 100% được nhập khẩu từ Hàn Quốc) vào hoạt động trên tuyến chợ Bến Thành - chợ Bình Tây, phục vụ hơn 12.000 lượt người/ngày.

Trong 7 tháng đầu năm 2012, Liên hiệp HTX vận tải TP. Hồ Chí Minhđã tự bỏ vốn đầu tư và đưa vào hoạt động 13 xe buýt nhiên liệu sạch CNG trên tuyến Bến xe An Sương - Đại học Nông Lâm, trong đó có 2 xe chuyên dùng dành cho người khuyết tật với tổng kinh phí gần 25 tỷ đồng. Đầu tháng 6, Công ty cổ phần Vận tải và dịch vụ du lịch Phương Trang chính thức khai trương đưa vào hoạt động 14 chiếc xe buýt nhiên liệu sạch CNG tuyến xe buýt không trợ giá Bến xe miền Tây - Hàng Xanh - Khu du lịch Đại Nam. Tương tự, HTX Vận tải 19-5 đã đầu tư 25 chiếc xe Transinco B60 với tổng kinh phí khoảng 50 tỷ đồng.

Điều dễ dàng nhận thấy, so với số xe buýt cũ đang hoạt động, số xe buýt mới vừa được các đơn vị đầu tư đều là xe sử dụng nhiên liệu sạch CNG tiết kiệm nhiên liệu hoặc chạy bằng dầu diesel đạt tiêu chuẩn khí thải Euro III thân thiện với môi trường bởi lượng khí thải giảm, không có bụi, khói đen và động cơ vận hành êm. Trên các phương tiện còn được trang bị hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống camera quan sát bảo đảm an ninh, an toàn hành khách trên xe và hệ thống nhận diện bên ngoài xe, thiết bị bán vé bán tự động có máy in vé, thiết bị báo trạm tự động… mang lại nhiều thuận lợi cho hành khách.

Nói về quá trình đầu tư xe buýt mới, ông Phùng Đăng Hải, Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX vận tải TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Vấn đề sử dụng nhiên liệu sạch đối với xe buýt là một trọng tâm của UBND TP. Hồ Chí Minh và Sở GTVT đã đồng ý và giao trách nhiệm cho chúng tôi phát triển hệ thống này. Trong quá trình hoạt động, chúng ta thấy những lợi ích xe buýt sạch mang lại, làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, giảm tiếng ồn. Tuy nhiên, việc đầu tư xe buýt sạch là sự nỗ lực, thể hiện một số xã viên quan tâm đến vấn đề xã hội nhiều hơn. Cụ thể, đối với 2 chiếc xe buýt nhiên liệu sạch CNG chuyên dùng cho người khuyết tật đạt tiêu chuẩn và các thiết bị nghiêng, nâng đều tự động.

Hai xe này, kinh phí đầu tư cao gấp rưỡi so với các loại xe khác”. Ông Nguyễn Văn Tới, Phó Chủ nhiệm HTX Vận tải 19-5, cho hay: “Với tiêu chí phục vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách, mặc dù trong điều kiện tài chính đơn vị còn khá eo hẹp, nhưng trước sự xuống cấp của phương tiện, đơn vị đã quyết tâm và mạnh dạn đầu tư phương tiện mới chất lượng và hiện đại hơn”.

Trong khi các DN tư nhân, xã viên HTX tìm mọi cách để đầu tư xe buýt mới, đến nay đề án thay thế 1.680 xe buýt mới vẫn chưa được các cơ quan thông qua vì vướng mắc cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư. Để việc phát triển hệ thống xe buýt mới ở TP. Hồ Chí Minh được triển khai nhanh, nhiều DN, HTX vận tải cho rằng nhà nước cần sớm có chính sách hỗ trợ cũng như thực hiện việc xã hội hóa để thu hút nhà đầu tư.

Ông Phùng Đăng Hải kiến nghị: “Đối với xe buýt dành cho người khuyết tật, nếu tính về đơn giá, trợ giá bằng xe buýt khác sẽ thiệt thòi nhà đầu tư vì suất đầu tư xe cao, các chi phí hoạt động đều cao hơn so với xe khác. Do đó, Sở GTVT xem xét đưa vào mức trợ giá khác hơn so với xe buýt thông thường để xe có thể hoạt động lâu dài. Riêng với xe buýt nhiên liệu sạch, nhà nước nên có chính sách miễn thuế nhập khẩu và ưu đãi về lãi suất vay để các DN và HTX có thể mạnh dạn đầu tư…”.

Ông Dương Hồng Thanh, Phó Giám đốc Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh cho biết, sở sẽ làm việc với một số đơn vị để có đề xuất cụ thể với UBND TPHCM cơ chế hỗ trợ nhằm hướng tới giao thông công cộng sạch, đẹp và tiện lợi.

Theo báo SGGP

Kiều Anh (Theo báo SGGP)

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)