Chiều 19/4, Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN Nguyễn Văn Huyện đã chủ trì cuộc họp về thiết kế Mô hình mẫu Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên đường bộ.
Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN Nguyễn Văn Huyện chủ trì cuộc họp.
Theo ông Đặng Văn Chung, Phó vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Tổng cục ĐBVN) , trạm kiểm tra tải trọng xe (KTTTX) có 2 cấp cân (sơ cấp và thứ cấp), thiết bị cân sơ cấp đặt trên làn đường xe chạy, dải tốc độ lưu thông của phương tiện từ trên 0 km đến dưới 100km/h; thiết bị cân thứ cấp đặt trong khu vực xử lý: chế độ cân động có dải tốc độ của phương tiện lớn hơn 0km/h đến nhỏ hơn hoặc bằng 10km/h và chế độ cân tĩnh, áp dụng cho trmj KTTTX mà công nghệ cân sơ cấp cho kết quả sai số không đủ làm căn cứ xử phạt, đồng thời mặt bằng vùng xử lý có đủ diện tích để đặt cân thứ cấp.
Trạm KTTTX có 1 cấp cân: Thiết bị cân KTTTX đặt trên làn đường xe chạy, áp dụng cho KTTTX mà thiết bị cân KTTTX là loại cân động, dải tốc độ phương tiện từ lớn hơn 0km/h đến nhỏ hơn hoặc bằng 100km/h, công nghệ cân cho kết quả cân có độ chính xác đủ điều kiện để làm căn cứ pháp lý xử phạt vi phạm hành chính.
Ông Chung cũng cho biết mô hình KTTTX gồm 2 vùng và khu vực trước sau khu vực này: Vùng cân là nơi đặt thiết bị cân KTTTX, camera, bảng hiển thị kết quả đo lường kiểm tra, các thiết bị phụ trợ khác và hệ thống báo hiệu đường bộ, để đo lường xác định tải trọng, khổ giới hạn phương tiện bị kiểm tra, trong vùng cân chỉ cho từng xe vào trên mỗi làn. Vùng xử là nơi bố trí xe có dấu hiệu vi phạm vào cân thứ cấp và xử lý xe vi phạm.
Ông Đặng Văn Chung, Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông - Tổng cú ĐBVN báo cáo về mô hình mẫu Tạm KTTTX.
Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên đường bộ được áp dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo kiểm soát xe một cách nhanh chóng, hiệu quả, kết quả kiểm tra tải trọng đảm bảo điều kiện xử phạt theo quy định, hạn chế tối đa sự tác động, can thiệp trực tiếp của con người vào quá trình kiểm soát tải trọng xe tại trạm; hạn chế ùn tắc giao thông, giảm thiểu ảnh hưởng tới các phương tiện thuộc diện phải kiểm tra trong quá trình hoạt động của trạm.
Trạm KTTTTX sẽ kiểm soát được xe quá tải trọng khi lưu thông qua Trạm, có đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị phù hợp với nhiệm vụ kiểm tra của từng trạm, đảm bảo điều kiện làm việc cho các lực lượng hoạt động tại trạm
Trong tháng 4/2017, Tổng cục ĐBVN đãhoàn thành thiết kế mẫu mô hình Trạm KTTTX cố định để đưa vào áp dụng tại 29 Trạm KTTTX cố định theo Quy hoạch Trạm KTTTX trên đường bộ đến năm 2020; tiếp tục sửa chữa, bảo trì để duy trì hoạt động của các Trạm KTTTX lưu động, tăng cường cân xách tay trang bị cho các lực lượng tuần tra KSTTX;
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện cho rằng, trong thời gian gần đây tình hình xe quá tải có xu hướng tăng trở lại, tại một số địa phương, để giữ cho kết cấu hạ tầng đường bộ thì nhất định phải từ chối cho xe quá tải đi vào tất cả các tuyến đường trong đó có đường cao tốc. Nên lắp đặt các trạm KTTTX là thực sự cần thiết và phải được đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa vào hoạt động. Vì vậy Tổng cục trưởng yêu cầu Vụ ATGT tiếp thu các ý kiến, trong cuộc họp và đánh giá hiện trạng 9 trạng cân đã lắp, cũng như độ chính xác của cân, lắp kết nối với các tỉnh nhằm thống nhất được và nhân rộng mẫu áp dụng chung cho toàn quốc tạo điều kiện ngăn đc xe quá tải vào các dự án BOT.