Sơn La: Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông

Thứ năm, 10/12/2015 13:40
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã tập trung khai thác tối đa các nguồn vốn như ngân sách nhà nước, ODA, vốn vay, vốn đầu tư của doanh nghiệp... để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Các nguồn vốn đầu tư được quản lý sử dụng ngày càng hiệu quả.

PT GTNT

Mở đường giao thông đi các bản vùng cao xã Púng Bánh (Sốp Cộp)

Tỉnh ủy, HĐNĐ, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông, nhất là giao thông nông thôn; chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm trong đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng giao thông; quan tâm công tác thẩm định thiết kế dự toán, giám sát và nghiệm thu chất lượng đầu tư xây dựng, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tập trung cho chương trình giao thông trọng điểm, cấp bách, công trình giao thông đến trung tâm các xã, phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới.

Từ năm 2010-2015, tỉnh  đã hoàn thành dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 4G (các đoạn Km10, Km35, Km50, Km92); tiếp tục triển khai thi công dự án cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 107 (đoạn Gia Phù - Cò Nòi) phân kỳ đầu tư giai đoạn 1; chuyển tỉnh lộ 107 (đoạn Chiềng Pấc - Phiêng Lanh) thành Quốc lộ 6B; cập nhật tỉnh lộ 113 vào quy hoạch Quốc lộ 37 kéo dài; tiếp tục kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương triển khai một số dự án, như: Dự án xây dựng Quốc lộ 6 tuyến tránh thành phố Sơn La; kiên cố hóa mặt đường Quốc lộ 4G; cải tạo nâng cấp Quốc lộ 43 đoạn Mộc Châu - Lóng Sập. Đối với tuyến tỉnh lộ, tinh ta đã hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác sử dụng một số dự án và chuyển một số tuyến đường huyện được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh thành đường tỉnh theo quy hoạch, nâng chiều dài hệ thống đường tỉnh từ 584 km (năm 2010) lên 905 km (năm 2015).

Quá trình triển khai, các địa phương trong tỉnh quan tâm đầu tư hệ thống đường thuộc Chương trình di dân tái định cư thủy điện Sơn La và Chương trình phát triển giao thông nông thôn theo các nghị quyết của HĐND tỉnh. Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã triển khai nâng cấp 43 dự án, với 842 km đường đến trung tâm các xã để đi được 4 mùa; giải quyết 19 xã có đường ô tô đi được 4 mùa; nâng cấp 1.131,5 km đường giao thông (đường trục xã, trục bản, đường nhánh ngõ xóm) thuộc Chương trình nông thôn mới.

Bên cạnh đó, tỉnh  Lạng Sơn cũng chú trọng xã hội hóa đầu tư, từng bước xây dựng các bến, bãi đỗ xe, trạm nghỉ, trạm đăng kiểm, các trung tâm đào tạo sát hạch và bến kỹ thuật dành cho xe buýt, bến xe taxi, các bãi đỗ xe chính, các đầu mối trung chuyển hành khách; đã hoàn thành xây dựng 1 trung tâm sát hạch cấp giấy phép lái xe ô tô các hạng, 1 trung tâm đăng kiểm cơ giới theo hình thức xã hội hóa. Hiện nay, tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng các bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn theo quy định.

Để kết cấu hạ tầng của tỉnh ngày càng đồng bộ, góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn, thời gian tới, các cấp, các ngành chức năng tiếp tục cụ thể hóa và thực hiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách trong đầu tư kết cấu hạ tầng. Tăng cường huy động nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng gắn với đổi mới cơ cấu và nâng cao hiệu quả đầu tư. Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể, nhân dân trong tổ chức thực hiện dự án trên địa bàn. Tổ chức tốt công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các bước đầu tư xây dựng như: giải phóng mặt bằng và các biện pháp đảm bảo tiến độ triển khai xây dựng dự án; xây dựng và thực hiện cơ chế cam kết trách nhiệm giữa chính quyền và nhà đầu tư về lộ trình triển khai dự án, thiết lập cơ chế thông tin thường xuyên giữa cơ quan quản lý Nhà nước và nhà đầu tư, tổ chức giao ban thường xuyên giữa chính quyền và nhà đầu tư...

bichtt

Nguồn: Báo Lạng Sơn

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)