An Giang: Xã hội hóa 481 cây cầu nông thôn giai đoạn 2016 - 2020

Thứ tư, 13/09/2017 13:50
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng vừa phê duyệt Đề án số 426/ĐA-UBND về việc xã hội hóa cầu thông nông thôn giai đoạn 2016 - 2020, với mục tiêu xóa cầu gỗ, cầu sắt không mạ kẽm từ trung tâm huyện về đến trung tâm xã, liên xã; từ xã đến các ấp, liên ấp; phấn đấu đầu tư kiên cố hóa 481 cây cầu trong giai đoạn 2016 – 2020. Đề án do Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang xây dựng.

Ảnh minh họa

Mục tiêu Đề án này là phát huy nội lực trong nhân dân theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, tranh thủ mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, lồng ghép các Chương trình, mục tiêu dự án đầu tư cho kiến cố hóa cầu giao thông nông thông. Đáp ứng nhu cầu đi lại thuận lợi, phục vụ sản xuất, đảm bảo lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Xây dựng hệ thống cầu giao thông nông thôn bền vững, thống nhất quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật trên phạm vi toàn tỉnh, đáp ứng tiêu chí trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo.

Tiêu chuẩn kỹ thuật cầu nông thôn được áp dụng, gồm: Quyết định 4927/QĐ-BGTVT ngày 25 thang 12 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “ Hướng dẫn lực chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia  xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020”.  Tiêu chuẩn quốc gia  TCVN 10380:2014 - Đường giao thông nông thôn - Yêu cầu thiết kế, Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05

Tổng kinh phí để thực hiện là 1.577.915 triệu đồng; trong đó ngân sách trung ương 647.384 triệu đồng; ngân sách tỉnh: 299.824 triệu đồng; Ngân sách huyện 144.740 triệu đồng; ngân sách xã: 6.498 triệu đồng; nguồn vốn dự kiến xã hội hóa 479.470 triệu đồng.

 

kieuanh

Nguồn: Sở GTVT An Giang

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)