Việc xây dựng hệ thống đường sá trên địa bàn huyện miền núi Lạc Dương là điều hết sức khó khăn từ xưa đến nay. Về hệ thống giao thông nông thôn, hiện tại, Lạc Dương hầu như chưa thể xây dựng được: Các đường liên thôn và đường trong các khu dân cư chủ yếu là đường đất, lòng đường khá hẹp và rất lầy lội trong mùa mưa.
Việc xây dựng hệ thống đường sá trên địa bàn huyện miền núi Lạc Dương là điều hết sức khó khăn từ xưa đến nay. Về hệ thống giao thông nông thôn, hiện tại, Lạc Dương hầu như chưa thể xây dựng được: Các đường liên thôn và đường trong các khu dân cư chủ yếu là đường đất, lòng đường khá hẹp và rất lầy lội trong mùa mưa.
Điều kiện về giao thông của huyện vùng sâu Lạc Dương hiện vẫn đang đặt ra nhiều vấn đề hết sức bức xúc. Bởi thế, một chương trình phát triển giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn, trong lúc này đối với huyện Lạc Dương là rất cần thiết. Theo đó, về hệ thống giao thông nông thôn, từ nay đến năm 2015, Lạc Dương phấn đấu 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã quanh năm; các tuyến đường thị trấn phải được nhựa hóa hoặc bê tông hóa ít nhất là 50%, tuyến đường xã là 40%; các tuyến đường thôn, xóm và đường hẻm phải được mở rộng, nâng cấp và bảo dưỡng định kỳ. Giai đoạn từ 2016-2020, Lạc Dương phấn đấu toàn bộ đường tuyến huyện được nhựa hóa; các tuyến đường xã, phường (có thể phát triển đơn vị hành chính thành phường trong tương lai) và thị trấn phải được nhựa hóa hoặc bê tông hóa ít nhất 80%; các tuyến đường thôn, xóm và đường hẻm trong các khu dân cư phải được bê tông hóa 100%; 100% đường được bảo trì hằng năm; và đối với những cây cầu có tải trọng dưới 10 tấn phải được xây mới 100%. Về cơ chế huy động và bố trí vốn để phát triển giao thông nông thôn, bắt đầu từ 2010 trở đi, Lạc Dương sẽ dành khoảng 30% nguồn vượt thu và 30% vốn tập trung do ngân sách tỉnh trích lại cho huyện để sử dụng vào việc đầu tư đường xã, đường thị trấn và hỗ trợ đầu tư đường thôn xóm và khu phố. Bên cạnh đó, đối với các đường thuộc thôn buôn và đường nhánh trong khu dân cư thị trấn sẽ được xây dựng trên nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm thông qua hình thức vận động của hệ thống chính trị ở cơ sở và khả năng đóng góp của người dân cùng các chủ phương tiện xe cơ giới. Cũng cần nói thêm, định hướng của sự vận động này là, ngoài việc được đền bù do có nhà cửa (kiên cố) bị ảnh hưởng thì người dân cần nâng cao tinh thần tự nguyện hiến đất và tự giải phóng mặt bằng (bao gồm các công trình xây dựng tạm và cây trồng) để xây dựng đường. Ngoài ra, đối với các đường hẻm trong khu dân cư tại thị trấn, ngoài việc tự hiến đất, người dân được hưởng lợi sinh sống trong khu vực còn phải đóng góp ít nhất là 30% tổng kinh phí để xây dựng công trình đường giao thông.
Theo Báo LĐ