Bắc Kạn: Phát triển giao thông nông thôn hướng tới giảm nghèo bền vững

Thứ ba, 08/12/2009 07:54
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Những năm gần đây, phong trào xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, phát triển mạnh mẽ trong toàn tỉnh Bắc Kạn với phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Những năm gần đây, phong trào xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, phát triển mạnh mẽ trong toàn tỉnh Bắc Kạn với phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Những địa phương làm tốt phong trào này đã tạo điều kiện cho kinh tế nông thôn phát triển nhanh chóng, nhân dân vươn lên thoát nghèo bền vững…xã Đông Viên, Huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) là một điển hình như vậy.          Vừa hoàn thành gần đây nhất là tuyến đường dẫn từ tỉnh lộ 257 xuống cánh đồng Nà Lót, thuộc thôn Bản Cáu cùng một số tuyến đường như từ thôn Cốc Bát vào Cốc Lùng, đường nội thôn khu dân cư Nà Hẻo thuộc thôn Nà Vằn… như dải lụa trải ngang cánh đồng . Phong trào mở rộng hệ thống giao thông nông thôn(GTNT) được đẩy mạnh ở Đông Viên ngay từ những năm 2000 đến nay toàn xã đã có hàng chục km đường GTNT được đưa vào sử dụng đem lại sự thuận tiện trong phát triển kinh tế xã hội của địa nơi vùng sâu, vùng xa này.        

Thực hiện theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tính riêng 9 tháng đầu năm 2009, xã Đông Viên đã đầu tư hơn 10 triệu đồng để giúp nhân dân bê tông hoá những con đường liên thôn, những con đường nội đồng. Trong đó ngân sách của chính quyển địa phương hỗ trợ là 50%, còn lại là do nhân dân đóng góp, kể cả vật chất lẫn ngày công. Chính sự hỗ trợ của Nhà nước là “cú hích” khơi dậy mạnh mẽ và sâu rộng phong trào làm đường bê tông nông thôn trong toàn dân trong tỉnh nói chung, và đối với nhân dân Đông Viên nói riêng. Song với mỗi tuyến đường, khi triển khai đều được thực hiện chặt chẽ từ khâu bàn bạc kỹ với người dân rồi thiết kế, định hướng, công tác vận động, kiểm tra chất lượng… Ông Phan Văn Hiên, Bí thư Đảng uỷ xã cho biết: “Trước khi tiến hành, người trong thôn đã cùng nhau bàn bạc, thảo luận và lấy ý kiến. sau khi thống nhất, bà con đề cử những người có uy tín phụ trách vận động đóng góp, quản lý thu chi và nguyên vật liệu. Phong trào được hưởng ứng mạnh mẽ, công khai, minh bạch thỏa mãn ý nguyện và quyền làm chủ của nhân dân, từ đó có kế hoạch cụ thể đến chính quyền xã xem xét, trên cơ sở đó chính quyền xã mới đưa ra mức hỗ trợ cụ thể cho từng tuyến đường…”.        

Trong sự vui mừng khi có con đường mới, phục vụ cho việc đi lại, vận chuyển hàng hoá, thông thương giữa thôn với bên ngoài, ông Liêu Đình Hựu, người dân thôn Nà Vằn cho biết: Trước đây chưa làm được đường  bà con trong thôn  đi lại rất khó khăn, toàn thôn muốn đi đến trung tâm xã, chợ đều phải qua con đường mòn trên các bờ ruộng rất khổ sở, đặc biệt là khi trời mưa, đường trơn tuột, những ngày như vậy muốn bán các sản phẩm nông nghiệp như lúa, ngô, khoai, sắn..cũng đành chịu, mỗi khi trong thôn có người ốm đau, phải đến trung tâm y tế xã thì vất vả lắm…con đường này mới được hoàn thành bà con trong thôn ai cũng phấn khởi,, một số hộ đã sắm ngay cho mình những chiếc xe máy mới đi vào tận sân nhà, giờ đây việc đi lại của bà con trong thôn cũng như vận chuyển các mặt hàng nông sản từ trong thôn ra chợ sẽ không còn là nỗi lo như ngày nào nữa.        

Trẻ con đến trường không còn lo sợ trượt ngã, quần áo, sách vở lấm lem bùn đất. Người dân sử dụng các loại xe cơ giới vận chuyển vật tư phân bón ra đồng, tăng khả năng đầu tư cho cây trồng và vận chuyển sản phẩm về nhà, dần giải phóng sức lao động cho người lao động.        

Đường bê tông mở ra kéo theo kinh tế phát triển, từ đó đời sống tinh thần và vật chất của người dân được cải thiện. Những con đường bê tông đảm bảo cho xe có tải trọng lớn vận chuyển vật tư, hàng hóa đến các thôn bản xa xôi hẻo lánh. Có thể nói, sự phát triển giao thông nông thôn là một trong những điều kiện thuận lợi nhất cho xóa đói giảm nghèo, từng bướcc nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần cho người dân.  

BBK

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)