Lạng Sơn: Đẩy mạnh phát triển đường giao thông nông thôn ở Quan Sơn

Thứ hai, 31/05/2010 07:40
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) có 12 thôn bản trải rộng trên diện tích 56km2. Trong những năm gần đây, với phương châm dân làm nhà nước hỗ trợ, phong trào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của xã đã có bước phát triển nhanh và hiệu quả. Nhân dân đã đóng góp được hàng nghìn ngày công và hàng chục triệu đồng để thực hiện hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình phúc lợi trên địa bàn xã. Đặc biệt, trong số các công trình được đầu tư xây dựng phải kể tới phong trào huy động sức dân phát triển đường giao thông nông thôn tại các thôn bản.

Xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) có 12 thôn bản trải rộng trên diện tích 56km2. Trong những năm gần đây, với phương châm dân làm nhà nước hỗ trợ, phong trào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của xã đã có bước phát triển nhanh và hiệu quả. Nhân dân đã đóng góp được hàng nghìn ngày công và hàng chục triệu đồng để thực hiện hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình phúc lợi trên địa bàn xã. Đặc biệt, trong số các công trình được đầu tư xây dựng phải kể tới phong trào huy động sức dân phát triển đường giao thông nông thôn tại các thôn bản.

Trao đổi với chúng tôi đồng chí Hoàng Văn Ty, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, từ năm 2005 trở về trước, hệ thống cơ sở hạ tầng của xã nghèo nàn và chậm phát triển. Chương trình 135 giai đoạn 1 mặc dù đã đầu tư đáng kể nhưng kết cấu hạ tầng các công trình thiết yếu như trường học, nhà văn hóa thôn bản, điện sinh hoạt, nhất là các công trình giao thông, thủy lợi vẫn còn thấp kém. Để cải thiện hệ thống hạ tầng chung của xã, nhất là đối với lĩnh vực đường giao thông nông thôn và thủy lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Đảng bộ xã đã tập trung xây dựng nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội cho cả giai đoạn 2006-2010, trong đó nhấn mạnh phải huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông, các thôn bản trên địa bàn xã. Dưới sự lãnh đạo, điều hành của Đảng ủy, UBND, sự đoàn kết của nhân dân trong xã, phong trào phát triển kết cấu hạ tầng nhất là hệ thống giao thông nhờ đó đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đến nay 12/12 thôn bản đã có đường ô tô từ trung tâm xã tới từng thôn bản, hàng năm xã huy động được hàng nghìn ngày công để mở mới tu sửa thường xuyên trên 10km đường giao thông thôn liên thôn. Đặc biệt là phong trào bê tông hóa đường giao thông nông thôn với phương thức nhà nước hỗ trợ xi măng, nhân dân tự làm, toàn xã đã bê tông hóa được gần 5km đường bê tông có kết cấu mặt đường từ 2,5 đến 3 m, trong đó nhà nước hỗ trợ trên 300 tấn xi măng, nhân dân đóng góp gần 4000 ngày công lao động và trên 30 triệu đồng để phát triển phong trào này.

Nhiều thôn bản có phong trào làm đường giao thông nông thôn hiệu quả như thôn Đồng Ghè. Đây là thôn khó khăn của xã có trên 60 hộ gia đình, trước năm 2005 thôn có hệ thống đường giao thông chậm phát triển nhất nhì trong xã. Từ năm 2006 đến nay, dưới sự lãnh đạo của chính quyền, sự đồng thuận của bà con, hàng năm thôn đã huy động mỗi hộ đóng góp 50 nghìn đồng xây dựng quỹ phát triển giao thông tại thôn. Ngoài ra, mỗi hộ dân tùy vào điều kiện kinh tế của gia đình có nghĩa vụ đóng góp ngày công và phương tiện máy móc để vận chuyển vật liệu làm đường giao thông. Mọi thu chi cho công tác này đều được lãnh đạo thôn công bố công khai minh bạch trước dân. Từ phương châm đó thôn đã huy động được trên 10 triệu đồng và hàng trăm ngày công để bê tông hóa được gần 1 km đường giao thông nội thôn có kết cấu mặt đường rộng từ 2,5 đến 3 m.

Nói về kết quả đạt được của phong trào bê tông hóa đường giao thông nông thôn của xã nói chung và thôn Đồng Ghè nói riêng, ông Ma Văn Thắng, cán bộ phụ trách giao thông- thủy lợi xã cho biết, do đặc điểm của xã trải rộng, địa hình phức tạp vì thế để phát triển mạng lưới giao thông, ngoài kêu gọi vốn của các doanh nghiệp, của nhà nước thì vai trò đóng góp của nhân dân là vô cùng quan trọng. Mô hình phát triển và huy động hiệu quả nguồn lực của thôn Đồng Ghè đang được xã nghiên cứu nhân rộng trong những năm tới, nhằm tạo ra một phong trào phát triển đường giao thông nông thôn rộng khắp trên địa bàn toàn xã.

BLS

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)