Trong thời gian qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển giao thông nông thôn là một trong những nhiệm vụ đặt ra hàng đầu cho Đảng bộ và nhân dân xã Thạch Châu, Huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Do vậy cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân xã đã xác định việc đầu tư cho xây dựng hệ thống giao thông nông thôn để nhằm phát triển lưu thông hàng hoá phục vụ cho phát triển sản xuất và thương mại, dịch vụ và phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại phát triển kinh tế - xã hội là một vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Trong thời gian qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển giao thông nông thôn là một trong những nhiệm vụ đặt ra hàng đầu cho Đảng bộ và nhân dân xã Thạch Châu, Huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Do vậy cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân xã đã xác định việc đầu tư cho xây dựng hệ thống giao thông nông thôn để nhằm phát triển lưu thông hàng hoá phục vụ cho phát triển sản xuất và thương mại, dịch vụ và phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại phát triển kinh tế - xã hội là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Trở ngại lớn ban đầu mà xã gặp đó chính là chủ trương thì có nhưng còn khó khăn về nguồn lực và cách triển khai thực hiện làm sao cho hợp ý Đảng lòng dân.
Đảng bộ, chính quyền xã đã ban hành Nghị quyết về phát động phong trào làm giao thông nông thôn và tập trung chỉ đạo cả hệ thống chính trị trên địa bàn toàn xã phải vào cuộc, đồng thời làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức từ trong đội ngũ cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân, con em quê hương, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hiểu rõ và thấm nhuần sâu sắc sự cần thiết phải xây dựng và phát triển hệ thống giao thông nông thôn tại Thạch Châu, chủ trương đó được mọi người đồng tình hưởng ứng và được phát động rầm rộ trên địa bàn toàn xã.
Qua hơn 5 năm (2005-2010) triển khai thực hiện xã Thạch Châu đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, hiện tại hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho mọi nhu cầu sinh hoạt của địa phương và nhân dân trên địa bàn cơ bản đã được ổn định. Đặc biệt là hệ thống đường giao thông nông thôn đã được khép kín trên đại bàn toàn xã bằng hệ thống đường nhựa và đường bê tông hoá. Hiện tại toàn xã đã xây dựng được 46 km đường trục chính liên thôn, liên xã trong đó có 18 km đường nhựa và 28 km đường bê tông nông thôn đạt tiêu chuẩn theo quy hoạch nền đường rộng 4m, mặt đường rộng 3m đối với đường liên thôn và nền đường rộng từ 6-9m, mặt đường đạt 3,5m đối với đường liên xã.
Với các hình thức huy động nguồn đóng góp từ dân, nguồn hỗ trợ của tỉnh, huyện; nguồn ngân sách địa phương chủ yếu là nguồn cấp bán đất; Nguồn huy động từ con em quê hương và các nhà hảo tâm, doanh nghiệp; Nguồn huy động từ các dòng họ, các cụm dân cư trên địa bàn.
Đối với nguồn huy động trong dân, xã đã tranh thủ huy động từ với 3 nguồn chính đó là:
Thứ nhất là: Nguồn từ tinh thần tự nguyện đóng góp đất đai, cây cối, các công trình thuộc diện quy hoạch giải phóng mặt bằng làm đường giao thông nông thôn, hầu hết các công trình giao thông xã không phải chi phí tiền đền bù trong giải phóng mặt bằng mà được nhân dân đồng tình tự nguyện giải toả cây cối, đất đai và các công trình phúc lợi của gia đình để cho địa phương xây dựng.
Nguồn thứ hai trong dân đó là huy động bằng ngày công tham gia lao động giải phóng mặt bằng và thi công làm đường giao thông nông thôn, địa phương đã giao cho các thôn, các tổ chức đoàn thể, các dòng họ, các cụm dân cư tự huy động và điều hành thi công xây dựng các tuyến đường của từng thôn trên địa bàn, UBND xã chỉ đạo chịu trách nhiệm về mặt thiết kế dự toán và đầu tư 100% xi măng, chịu trách nhiệm về kỹ thuật trong quá trình thi công.
Nguồn thứ 3 đó là nguồn đóng góp tự nguyện của nhân dân trên địa bàn, nguồn này do nhân dân các thôn lập kế hoạch và thành lập ban vận động đưa ra nhân dân tự bàn bạc tính toán một cách hết sức dân chủ công khai để huy động nguồn từ nhân dân đóng góp.
Hàng năm Đảng uỷ, chính quyền địa phương đều tổ chức gặp mặt con em quê hương ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh ….vào dịp đầu xuân năm mới để kêu gọi sự giúp đỡ, hỗ trợ đầu tư nguồn kinh phí xây dựng hạ tầng cho xã. Từ đó đã động viên các thôn và các cụm dân cư hoàn thành kế hoạch đề ra, mỗi năm với hình thức này xã đã quyên góp được từ 8-9 trăm triệu đồng, có năm trên 1 tỷ đồng.
Hiện tại Thạch Châu có 75 dòng họ và 68 tổ tự quản liên gia đang hoạt động và sinh hoạt thường kỳ rất hiệu quả nhờ đó công tác GPMB đối với các tuyến đường qua nhà thờ các dòng họ và vào các cụm dân cư trên địa bàn được thực hiện có hiệu quả.
Với những kết quả đã đạt được xã Thạch Châu đã được chọn làm xã điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới và báo cáo tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ V của tỉnh nhà./.
Nguyễn Trần Thông - Sở GTVT Hà Tĩnh