Ông là Nguyễn Phi Hùng ở phường 11, quận 6, TP Hồ Chí Minh; hiện đang là giáo viên của một ngôi trường dành cho người khiếm thị tại thành phố mang tên Bác, đó là Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh.
Ông là Nguyễn Phi Hùng ở phường 11, quận 6, TP Hồ Chí Minh; hiện đang là giáo viên của một ngôi trường dành cho người khiếm thị tại thành phố mang tên Bác, đó là Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh.
Trong cuộc sống hàng ngày, khi tham gia giao thông không chỉ có những người sáng mắt, có thể thấy đường để chủ động đi lại mà còn có rất nhiều người khiếm thị do nhu cầu cuộc sống, trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội cũng cần phải bôn ba lao động tham gia giao thông trên đường. Nhưng hơn 10 năm trước đây, thì hoàn toàn chưa có một khái niệm về sự hướng dẫn di chuyển trên đường cho người khiếm thị.
Tại TP Hồ Chí Minh, một thành phố trung tâm của cả nước, đã có một ngôi trường dành cho người khiếm thị, nơi mà tất cả người khiếm thị muốn được học tập phát triển bình thường đều tìm về đó là Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiễu.
Cũng từ ngôi trường này, bộ môn “định hướng di chuyển” dành cho người khiếm thị được đưa vào đầu tiên. Trong đó, có thầy Nguyễn Phi Hùng - ban đầu từ 1 thầy giáo khoa phục hồi chức năng nói chung, sau này, thấu hiểu nhu cầu di chuyển của người khuyết tật, cảm thông trước sự khó khăn của họ, thầy đã tình nguyện tìm hiểu và dạy môn “định hướng di chuyển” cho học trò của trường và mở rộng ra cho những người khiếm thị có nhu cầu khác.
Thầy đã dạy cho người khiếm thị đã được 24 năm từ năm 1988 đến nay. Hàng năm, hết lớp học trò này đến lớp khác, thầy hướng dẫn và trang bị cho họ đầy đủ kỹ năng từ cách dùng gậy, ra hiệu xin đường, băng qua đường, nhận biết đèn tín hiệu, nhận biết thời tiết mưa gió, tìm chỗ trú, cách đón xe, giao tiếp để hỏi đường, cách nhận biết các nguy hiểm trên đường khi tham gia giao thông…
Sự tham gia giao thông của người khiếm thị thì có lắm khó khăn, nhiều lúc dẫn học trò thực hành đi ngoài đường, dù rằng các học trò khiếm thị của thầy dẫn đi đã có ra hiệu xin đường, nhưng vẫn có lúc các phương tiện đi lại lưu thông nhanh không thấy, và thầy phải là người cản xe, chặn học trò, che chắn cho họ khỏi nguy hiểm.
Nhờ sự dẫn dắt của thầy, sự hướng dẫn tận tình từ lý thuyết đến thực hành, mà một số lượng không nhỏ người khiếm thị đã có thể tham gia giao thông an toàn, tránh những tai nạn đáng tiếc. Hỗ trợ việc giao thông bằng phương tiện công cộng của người khiếm thị được tốt hơn, giúp một bộ phận người dân cũng tham gia giao thông trên đường, dù cần nhưng ít được chú ý đặc biệt, có thể vượt qua trở ngại, nguy hiểm trên đường mà di chuyển, sinh hoạt bình thường để tự lập, góp sức cống hiến cho gia đình, xã hội.
Xuân Nguyên