Ngày 11/5, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) phối hợp với Cục Cảnh sát Hình sự (CSHS) tổ chức Hội nghị "Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự trên tuyến Quốc lộ và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng". Đồng chí Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia dự, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Đại tá Hoàng Văn Vĩnh, Phó Cục trưởng Cục CSHS cho biết, thời gian gần đây hoạt động kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định Hà Nội - Hải Phòng có chiều hướng diễn biến phức tạp.
Các hành vi vi phạm chủ yếu như: lái phụ xe của doanh nghiệp này gọi điện đe dọa lái, phụ xe của doanh nghiệp khác, yêu cầu đi sau xe của chúng, trường hợp lái phụ xe không nghe lời đã bị chúng đe dọa, hành hung; chèn nốt xe khác ngay tại bến; khi xe xuất bến vẫn tiếp tục đi chậm, dừng, đỗ đón khách sai quy định tại cổng bến; chèn ép nhau trên đường để tranh giành khách…
Toàn cảnh hội nghị.
Theo thống kê, riêng trong năm 2014, đã xảy ra 14 vụ lái, phụ xe bị các đối tượng hành hung gây thương tích. Từ khi cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đưa vào khai thác cũng đã xảy ra nhiều vụ việc ném đá vào các phương tiện đang lưu thông, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ.
Cụ thể, ngày 5/4/2016, hai xe ô tô của hãng xe Gia Bảo Linh cố tình ngăn trở giao thông, gây ùn tắc giao thông trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng để phản đối việc thu phí trên đường cao tốc.
Theo thống kê, hiện nay tuyến Hà Nội - Hải Phòng có 13 doanh nghiệp vận tải hành khách cùng tham gia khai thác với 295 đầu xe, khai thác 386 chuyến/ngày. Tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng mới đưa vào khai thác từ tháng 12/2015 nhưng cũng có 8 doanh nghiệp tham gia khai thác với 97 xe, tần suất hoạt động 164 chuyến/ngày, có những thời điểm chỉ 2-2,5 phút/chuyến, hệ số ghế sử dụng chỉ đạt khoảng 42%.
Các đại biểu tham gia ý kiến nêu giải pháp lập lại trật tự ATGT, TTXH trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng.
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, Phó Cục trưởng Cục CSGT cũng cho biết, hiện nay, công tác quản lý điều hành của một số doanh nghiệp không theo nguyên tắc quản lý tập trung, trong đó có việc buông lỏng quản lý, khoán trắng cho lái xe, xe mang thương hiệu của doanh nghiệp nhưng lại do tư nhân điều hành, tức là gần như mua thương hiêu, đây cũng là một trong nhữngnguyên nhân dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh.Bên cạnh đó, có cả doanh nghiệp do đối tượng hình sự đứng ralàm chủ, núp bóng kinh doanh vận tải cũng gây phức tạp về ANTT.
Đồng tình quan điểm này, Trung tá Vũ Xuân Bảo, Phó trưởng Phòng CSHS, Công an TP Hải Phòng cho rằng, việc giải quyết tình trạng mất ATGT, TTXH trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng thời gian qua mới chỉ là phần ngọn, trong khi gốc rễ của tình này bắt nguồn từ việc quản lý xếp nốt vận tải hành khách trên tuyến đường này.
Cụ thể, một số doanh nghiệp khi chạy tuyến cao tốc đều đi từ bến xe Cầu Rào vào sâu trong khu vực nội thành sau đó mới lên cao tốc tại khu vực An Lão. Quãng đường này mất khoảng 30km, mặc dù từ bến xe Cầu Rào lên cao tốc chỉ khoảng 5km. Doanh nghiệp Gia Bảo Linh chạy từ bến xe Đồ Sơn nhưng không đi vào đường cao tốc mà vào khu vực nội thành trùng với một số tuyến đang có sẵn là bất hợp lý. Nhiều trường hợp, xe xuất bến chỉ có 1-2 khách, nhưng xe vẫn chạy, như vậy nguồn khách chỉ được đón dọc đường.
Các đại biểu tham gia ý kiến nêu giải pháp lập lại trật tự ATGT, TTXH trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng.
Đặc biệt, mặc dù lượng xe đang ở mức cao, cung vượt quá cầu, song tháng 12/2015, Công ty Bảo Gia Linh được cấp phép tuyến Đồ Sơn (Hải Phòng) đi Yên Nghĩa (Hà Nội) đã trùng với một số tuyến đang dư thừa phương tiện. Chính vì vậy, khi các xe từ khi xuất bến chạy rất chậm trong khu vực nội thành để đón khách băng.
Trung tá Vũ Xuân Bảo cho biết thêm, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên tuyến Hải Phòng - Hà Nội và ngược lại thực chất là lợi ích giữa 2 nhóm, một bên là các doanh nghiệp lớn, có phương thức điều hành thống nhất và một bên là các công ty Thanh Long, Đoàn Xuân, Gia Bảo Linh là những doanh nghiệp có nhiều cổ đông đóng góp nhưng tự điều hành, khai thác riêng rẽ, hoạt động manh mún. Do vậy, các lái phụ xe giữa các hãng đều cố gắng bắt được nhiều khách, vận chuyển được nhiều khách nên dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh”.
Đại diện Phòng CSHS, Công an Hải Phòng cũng cho rằng, với những vi phạm diễn ra trong thời gian dài, nhưng từ đầu năm đến nay, Sở GTVT Hải Phòng mới ban hành 9 quyết định và 2 văn bản xử phạt các doanh nghiệp vận tải là quá ít.
Được đồng chí Khuất Việt Hùng yêu cầu trả lời cụ thể về các bất cập, thiếu sót trong quản lí mà lực lượng CSGT, CSHS nêu ra, ông Ngô Hồng Quang,Trưởng phòng Quản lí vận tải, đại diện cho Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hải Phòngchưa trả lời “trúng” câu hỏi, chỉ cho biết, thời gian tới Sở GTVT Hải Phòng sẽnghiên cứu, cắm biển các điểm đón trả khách.
Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc sở GTVT Hà Nội cũng cho rằng, cần thừa nhận, việc cung vượt cầu chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, gây rối trật tự công cộng trên tuyến Hà Nội – Hải Phòng. Ông Linh cho biết thêm “Nhiều trường hợp xe xuất bến chỉ 1-2 khách. Như vậy khách đâu ra để chạy, chỉ có lấy trên đường, chủ yếu bắt khách.Mấu chốt vẫn là xử lý làm sao cung và cầu hợp lý.Cung còn vượt cầu thì không bao giờ xử lý được. Càng ngày vi phạm càng tinh vi” - ông Linh cho biết thêm.
Đồng chí Khuất Việt Hùng cho biết, với tuần suất 2,5 phút/chuyến xe trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng là rất lớn, nhiều hơn cả xe buýt, gây quá tải, bất hợp lí trong phương án vận tải. Để giải quyết tình trạng trên, với trách nhiệm của Bộ GTVT, đồng chí Khuất Việt Hùng yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN phối hợp với Cục CSGT, Sở GTVT và Công an Hà Nội, Hải Phòng làm thí điểm giám sát hoạt động vận tải trên tuyến này, xác định các điểm chốt đón trả khách phù hợp, tránh tình trạng các xe tranh giành lẫn nhau. Tổng cục đường bộ cung cấp ngay dữ liệu đón trả khách trên tuyến trong 4 tháng đầu năm cho các lực lượng chức năng để xử lí “nguội” các vi phạm. Các sở GTVT cho cắm biển đón trả khách, công bố công khai để người dân biết; đề nghị với UBND TP Hải Phòng giao Giám đốc Công an chỉ đạo Công an các địa phươngtrên tuyến xử lí nghiêm các vi phạm đón trả khách. Công bố công khai trên website của để tránh việc khó khăn cho việc quản lí của cơ quan chức năng…
Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục CSGT kết luận Hội nghị
Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục CSGT kết luận Hội nghị khẳng định, nguyên nhân gây ra tình trạng mất ATGT, ANTT trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng là do cung vượt quá cầu; không có tình trạng “xã hội đen”, bảo kê.
Thông qua công tác TTKS, xử lí vi phạm, đề nghị lực lượng CSGT tập hợp các bất cập trong tổ chức giao thông, đề nghị Chính phủ chỉ đạo khắc phục sớm. Đề nghị Uỷ ban ATGT Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các địa phương đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp vận tải trên toàn tuyến; bố trí lại về tần suất, tuyến hoạt động sao cho phù hợp với cung và cầu; chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức giám sát hành trình; xem xét, kiểm tra lại các doanh nghiệp kinh doanh, doanh nghiệp nào không đủ điều kiện thì không tiếp tục cấp phép.
Thống nhất báo cáo Bộ GTVT, Bộ Công an chỉ đạo nghiên cứu lắp đặt hệ thống giám sát tại các bến xe, tuyến trọng điểm. Đề nghị Cục CSHS phối hợp với Công an các địa phương xử lí nghiêm khắc các đối tượng vi phạm, giải quyết dứt điểm tình trạng cung vượt quá cầu, góp phần ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, gây mất TTATGT, trật tự xã hội trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng.