Với việc huy động tối đa nguồn lực đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương và sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư hạn chế, một số dự án giao thông trọng điểm tại các địa phương tiến độ triển khai chậm, thi công dở dang.
Tuyến Đường tỉnh 211 từ thị trấn Trùng Khánh đến xã Ngọc Côn được
đầu tư xây dựng đã lâu, hiện xuống cấp ảnh hưởng đến phương tiện và người tham gia giao thông
Xác định đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua tỉnh tập trung, huy động nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn, ưu tiên các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm, các lĩnh vực quan trọng. Cùng với đó, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương; làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, xử lý các vướng mắc để triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn. Chú trọng công tác quản lý nhà nước về đầu tư, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quá trình thi công, xây dựng; phát huy tốt vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể, nhân dân trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản… Qua đó, tạo sự đột phá trong việc cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh, góp phần tăng cường giao thương hàng hóa và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Từ nguồn vốn đầu tư của Trung ương, địa phương, vốn vay ADB, vốn WB thực hiện các dự án giao thông trọng điểm với tổng kinh phí 2.194 tỷ đồng, đến nay trên địa bàn tỉnh đã cơ bản hình thành mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, các tuyến quốc lộ, tuyến đường tỉnh, huyện được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, một số cây cầu lớn được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, nhiều dự án giao thông thiếu kinh phí đầu tư, một số dự án trong quá trình triển khai còn phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, một số tuyến đường dài, kinh phí đầu tư lớn chủ yếu trông chờ vào nguồn kinh phí của Trung ương. Đặc biệt, một số dự án giao thông trọng điểm do thiếu kinh phí nên việc triển khai thi công còn gặp nhiều khó khăn.
Điển hình như dự án đường nối Quốc lộ 4A với quốc lộ 3 (tránh Thành phố) được Bộ GTVT phê duyệt năm 2006, chiều dài tuyến 7,5km và 2 cầu trên tuyến, tổng mức đầu tư 177,4 tỷ đồng, đến tháng 3/2016 dự án tiếp tục điều chỉnh nguồn vốn đầu tư lên 318,1 tỷ đồng. Trước đó, năm 2008 đã triển khai thi công gói thầu 2 cầu trên tuyến, năm 2010 thi công các gói thầu phần đường.
Cuối năm 2014, dự án dừng thi công do giá trị khối lượng hoàn thành vượt kinh phí được giao và đã giải ngân hết 177,4 tỷ đồng, trong khi đó công trình mới chỉ thi công thực hiện được 60% khối lượng, còn một số gói thầu, hạng mục khác thi công dang dở do thiếu kinh phí khoảng 141 tỷ đồng. Đường phía Nam khu đô thị mới với chiều dài tuyến 5,896km được UBND tỉnh phê duyệt tháng 8/2011, năm 2016 do cắt giảm khối lượng mặt đường, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tuyến đường được phê duyệt với tổng mức đầu tư 718,75 tỷ đồng. Hết tháng 8/2018, khối lượng xây lắp hoàn thành đạt khoảng 80%, đã giải ngân được 424,4 tỷ đồng. Năm 2018, dự án không được bố trí nguồn vốn; theo kế hoạch đầu tư công trung hạn thì giai đoạn 2019 - 2020 dự án sẽ được bố trí kinh phí 150 tỷ đồng.
Tại huyện Trùng Khánh, những năm gần đây, việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 34km đường tỉnh, 140km đường huyện, 204km đường liên xã, trục xã. Trong đó, đường tỉnh 211 (Trùng Khánh - Trà Lĩnh) do huyện quản lý dài 12km và đường tỉnh 213 dài 22km được đầu tư năm 2006 - 2008, là tuyến đường huyết mạch trong lưu thông xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, nhưng chưa được cải tạo nâng cấp, bảo dưỡng hiện đã xuống cấp nghiêm trọng.
Theo ông Hoàng Minh Hải, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Trùng Khánh, đây là 2 tuyến có nhiều phương tiện vận tải hàng hóa tham gia giao thông, tải trọng lớn nên toàn bộ tuyến đã xuống cấp. Huyện mong các cấp, ngành sớm quan tâm đầu tư, cải tạo nâng cấp tuyến nhằm đáp ứng yêu cầu vận tải, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Cao Bằng là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt bởi những dãy núi cao, sông suối, mật độ dân cư thưa, hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, nhu cầu đầu tư lớn trong khi điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn, do vậy việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu người dân. Tình trạng nhiều xe quá khổ, quá tải làm hư hỏng, nhất là những tuyến đường huyện, dẫn đến chất lượng đường xấu; các cầu trên các tuyến đường tỉnh, huyện xây dựng từ lâu nên tải trọng cầu thấp, chưa đáp ứng tải trọng xe vận tải hiện tại. Trung bình hằng năm tỉnh dành 30 - 40% tổng đ