Bài báo phân tích các chương trình khuyến khích giảm phát thải khí thải tại các cảng biển, từ đó đề xuất chương trình khuyến khích giảm phát thải tại cảng biển với 7 hành động phù hợp với yêu cầu của Tổ chức Hàng hải quốc tế của Nhóm tác giả Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
Cảng biển là cửa ngõ giao thương toàn cầu và là chất xúc tác cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Theo số liệu thống kê của Diễn đàn Thương mại và phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD), hàng hóa thương mại đã được vận chuyển bằng đường biển chiếm hơn 80% khối lượng và 70% giá trị thương mại thế giới. Mặc dù vận tải biển được coi là một phương thức hiệu quả về giảm lượng phát thải trên một đơn vị hàng hóa được vận chuyển, nhưng lượng phát thải khí nhà kính (KNK) vẫn là phương thức phát thải lớn thứ 6 trên thế giới. Theo nghiên cứu KNK lần thứ tư của IMO, tổng lượng phát thải KNK của vận tải biển năm 2018 là 1,076 triệu tấn.
Phát thải KNK là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu đang ngày càng gia tang gây ra hạn hán, cháy rừng, bão, lũ lụt, nước biển dâng và các hành thái thời tiết cực đoan khác ảnh hưởng đến hàng triệu người dân. Thỏa thuận Paris đạt được tại COP26 là trung hòa carbon vào năm 2050. Trong đó, ngành Hàng hải cũng đã có những nỗ lực giảm phát thải. Theo Chiến lược ban đầu của IMO về giảm phát thải khí thải nhà kính từ tàu biển được ban hành tại kỳ họp lần thứ 72 của MEPC tháng 4/2018, được cụ thể hóa theo các mục tiêu, theo từng giai đoạn. Trước tiên, các cảng thích ứng và thực hiện các quy định khử carbon.
Các cảng đóng góp vào các nỗ lực bền vững và thực hiện khái niệm cảng xanh. Các cảng tăng cường thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, đặc biệt là mục tiêu 13 (giảm thiểu biến đổi khí hậu) và mục tiêu 7 (sử dụng năng lượng tái tạo). Các cảng đóng góp vào trách nhiệm xã hội và ứng phó trước áp lực từ các bên liên quan trong ngành Hàng hải, cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ về môi trường. Cuối cùng, các cảng cần cải thiện mô hình kinh doanh với "hình ảnh cảng xanh" và quản lý hiệu quả năng lượng.
Việc thực thi các quy định còn chậm và chi phí cho biện pháp khử carbon còn cao, các chương trình khuyến khích là chính trong số các công cụ quản lý và chính sách, như một con đường khác để cải thiện việc tiếp nhận các công nghệ khử carbon. Các kế hoạch được các cảng xây dựng cho các tàu áp dụng các biện pháp một cách tự nguyện hoặc cao hơn. Tuy nhiên, các chương trình còn tồn tại nhiều vấn đề cả từ quan điểm nghiên cứu đến triển khai thực hiện.
Đa phần các nghiên cứu trước đây tập trung vào việc đánh giá hiệu quả môi trường và tính khả thi của các giải pháp đối với tàu hoặc các biện pháp cụ thể của cảng, bằng cách sử dụng các chương trình khuyến khích kinh tế từ góc độ chính sách và quản lý [4-5]. Do đó, các chương trình khuyến khích được thảo luận dưới góc độ ngành mà ít chú trọng đến vai trò của các cảng với tư cách là nhà cung cấp các chương trình khuyến khích này.
Bài báo sẽ đi phân tích thực trạng các chương trình khuyến khích toàn cầu hiện nay, giải pháp thực hiện chúng tốt hơn tại các cảng để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khử carbon trong ngành Hàng hải phù hợp với các quy định của IMO. Các vấn đề và thách thức trong các chương trình khuyến khích sẽ được tổng hợp. Một khuôn khổ cho một chương trình khuyến khích hài hòa có thể áp dụng cho tất cả các cảng trên toàn cầu sẽ được xem xét để giải quyết những bất cập hiện nay.
Nội dung đầy đủ bài khoa học xem tại đây.