Tuyến quốc lộ Dhaka-Chittagong là một trong những tuyến quốc lộ chính của Bangladesh. Một tuyến đường động lực kinh tế kết nối Chittagong và các thành phố lớn khác trong nước với Dhaka.
Nằm trong tuyến quốc lộ Dhaka-Chittagong (N1), đoạn đường dài 28km từ Dhaka đến Daudkandi, ngoại trừ đoạn Meghna và cầu Daudkandi đã được cải tạo từ năm 2005 là con đường có bốn làn xe. Các đoạn còn lại là đường hai làn xe và giao thông trên tuyến đường này đã vượt quá 40.000 lượt xe một ngày (PCU/ ngày). Lưu lượng trên tuyến đường tăng lên đã gây quá tải cho đoạn đường giữa Daudkandi và Chittagong và đã gây tắc nghẽn trầm trọng cũng như là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông.
Tuyến đường từ Daudkandi đến Chittagong sẽ được mở rộng từ 2 làn xe lên 4 làn xe
Để đối phó với lưu lượng giao thông ngày càng tăng trên tuyến đường này, Chính phủ Bangladesh đã quyết định mở rộng 194km đường từ Daudkandi đến Chittagong từ hai làn xe lên bốn làn xe và sẵn sàng cho việc nâng cấp mở rộng lên 6 làn đường trong tương lai.
Sau khi hoàn thành dự án, thời gian đi từ Dhaka đến Chittagong sẽ giảm khoảng ba giờ. Dự án sẽ giải quyết vấn đề ùn tắc và do đó sẽ cải thiện chất lượng không khí và mang lại lợi ích kinh tế và xã hội với khu vực đông nam của đất nước. Dự kiến chi phí cho dự án khoảng 336.5 triệu $ và sẽ hoàn thành vào tháng 12 năm 2013.
Dự án nâng cấp đường quốc lộ Dhaka-Chittagong được Chính phủ Bangladesh đưa ra tháng 1 năm 2006 và được sự chấp thuận của Ban chấp hành Hội đồng Kinh tế Quốc gia (ECNEC) tháng 1 năm 2008. Dự án đang được Cục Đường bộ thực hiện theo dạng chuyển giao-xây dựng-vận hành (BOT) hoặc xây dựng-vận hành-sở hữu-chuyển giao (BOOT) hoặc quan hệ đối tác công tư (PPP).
Việc nâng cấp này bao gồm xây dựng một tuyến đường mới giữa Daudkandi và Chittagong, xây kè, vỉa hè, cống, cầu và các vành đai xanh. Con đường sẽ được chuyển đổi thành một con đường bốn làn xe bằng cách xây thêm một con đường hai làn xe và được phân tách với tuyến đường hiện tại bằng một dải phân cách.
Dự án cũng đòi hỏi phải xây dựng cầu và cầu vượt tại nhiều vị trí. Bên cạnh các cầu khác được xây dựng trên tuyến đường sẽ có 3 cầu vượt đường sắt được xây dựng tại Comilla, Feni và Fakirhat cùng với 3 cầu lớn vượt sông.
Tháng 1 năm 2010, Chính phủ Bangladesh đã ký kết thỏa thuận với ba công ty xây dựng Trung Quốc thuộc Sinohydro Corporation để xây dựng bảy đoạn của dự án, ba đoạn còn lại được trao cho hai công ty trong nước là công ty xây dựng Reza và liên doanh TBL-ACL.
Theo Roads & Bridges