Dự án thay thế cầu cạn Alaska, Seattle, Mỹ
Thứ hai, 21/02/2011 00:00
Cầu cạn Alaska ở Seattle là một cây cầu nằm trên vịnh Elliott, dọc theo đường 99 bang Washington. Cây cầu được khánh thành vào năm 1953 nhưng đã bị hư hỏng nặng trong trận động đất Nisqually tháng 2 năm 1991. Do vậy, Sở Giao thông vận tải Washington (WSDOT) đã quyết định thay thế cầu cạn và kè bằng một tuyến đường song song và đường hầm riêng biệt.
Cầu cạn Alaska ở Seattle là một cây cầu nằm trên vịnh Elliott, dọc theo đường 99 bang Washington. Cây cầu được khánh thành vào năm 1953 nhưng đã bị hư hỏng nặng trong trận động đất Nisqually tháng 2 năm 1991. Do vậy, Sở Giao thông vận tải Washington (WSDOT) đã quyết định thay thế cầu cạn và kè bằng một tuyến đường song song và đường hầm riêng biệt.
Cùng giống như cầu cạn Alaska, tuyến kè biển ở đây đã trong tình trạng nguy hiểm nhiều thập kỉ nay cộng với tác động của một số trận động đất có cường độ lớn đã làm hư hại đến cấu trúc của kè. Các tuyến kè ven vịnh Elliott cũng đang bị yếu đi do tác động của thời gian và môi trường biển, đặc biệt khi thiết kế ban đầu của các tuyến kè này không tính đến tác động của động đất.
Dự án thay thế cầu cạn Alaska và tuyến kè biển sẽ tiến hành thay thế toàn bộ bao gồm cả phần phía bắc và phía nam. Trong đó phần phía nam của cầu cạn đang được thay thế bằng một tuyến đường mới dài 1.3km, rộng 6 làn xe cho hai hướng chạy song song với tuyến đường cũ. Dự án do WSDOT hợp tác với Cục Đường cao tốc liên bang (FHWA), thành phố Seattle, hạt King và Cảng Seattle thực hiện.
Tháng 5 năm 2010 WSDOT đã đưa ra yêu cầu đề xuất (RFP) để xây dựng đường hầm thay thế với tổng giá trị hợp đồng thay đổi từ 1 tỉ lên 1,2 tỉ USD và đề nghị tốt nhất sẽ được WSDOT lựa chọn trong tháng 1 năm 2011. Việc xây dựng đường hầm sẽ bắt đầu vào cuối năm 2011 và dự kiến sẽ thông xe vào cuối năm 2015. Tuyến đường hầm mới có đường kính bên ngoài của khoảng 55ft và chiều dài 1,7 dặm (8.976 ft). Đường hầm sẽ được đặt ở độ sâu 60ft đến 200ft dưới mặt đất. Hai làn đường phía Nam sẽ được làm cao hơn hai làn đường phía Bắc.
Tổng chi phí của đường hầm bao gồm cả hệ thống điều hành bờ bắc và bờ nam được ước tính là 1,96 tỷ $, trong đó 415 triệu $ được dành cho quỹ dự phòng.
Sơ đồ lát cắt đường hầm Alaska
Thiết kế của dự án phải đảm bảo có ít nhất hai làn xe lưu thông 24/7 trên qua đường 99 trong suốt thời gian xây dựng. Các đường mới đang được thiết kế phải đáp ứng các tiêu chuẩn động đất hiện hành và tăng khả năng di chuyển cho phương tiện và hàng hóa trong khu vực phía nam thành phố. Các yếu tố an toàn và bảo vệ môi trường cũng được quan tâm trong thiết kế.
Một hệ thống điều khiển các tín hiệu giao thông mới cũng sẽ được lắp đặt trên đường 99 và các tuyến đường chính khác dẫn đến trung tâm thành phố Seattle. Hệ thống phát hiện sự cố được lắp đặt trong đường hầm sẽ cho phép nhà khai thác theo dõi và phản ứng với mỗi sự cố xảy ra trong hầm. Nếu có một làn đường của đường hầm bị tắc, các tín hiệu điện tử trên hệ thống biển báo sẽ nhanh chóng chuyển đổi đóng cửa làn xe bị tắc biển báo giới hạn tốc độ qua hầm cũng thay đổi cho phép các xe lưu thông qua hầm tại các làn xe đang mở nhanh hơn. Các xe tai nạn sẽ được đưa ra khỏi đường hầm bằng các xe cứu hộ.
Dự án thay thế cầu cạn Alaska và tuyến kè đã được WSDOT trao cho công ty xây dựng và dân sự Sakanska tháng 5 năm 2010 với hợp đồng xây dựng cầu có trị giá 115 triệu $ trên tổng chi phí của dự án được ước tính là $ 3.1bn. Theo đó, công ty Skanska bắt đầu xây dựng dự án từ tháng 7 năm 2010 và dự kiến sẽ hoàn thành công trình vào năm 2013.
Để quá trình thi công được an toàn, các công nhân sẽ lắp đặt thiết bị tín hiệu định thời và bảng báo hiệu điện tử trên cao tại đường 99 đoạn giữa phố Ward và phố N 145. Công trình cầu cạn sẽ được giám sát liên tục trong suốt qua trình thi công.
Một hệ thống tiên tiến, tự động đóng cửa cầu cạn khi có động đất nghiêm trọng xảy ra sẽ được lắp đặt vào năm 2010. Các tuyến phố , đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp sẽ được làm vào cuối năm 2010 sẽ giúp giảm lưu lượng giao thông trong thời gian xây dựng.
Theo Roads & Bridges
toan