Nghiên cứu ứng dụng bê tông sử dụng cốt liệu tái chế tại Việt Nam và kinh nghiệm từ Nhật Bản(Thứ ba, 25/07/2023 13:46 GMT+7)

Với những đặc điểm đặc trưng như cường độ chịu nén, độ bền cao cũng như chi phí hợp lý khi so sánh với các loại vật liệu xây dựng khác, bê tông đã trở thành một loại vật liệu được áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực xây dựng dân dụng cũng như công trình giao thông.


Vật liệu bê tông ngày nay đã dần trở thành một loại vật liệu xây dựng phổ biến nhất trên thế giới. Với những đặc điểm đặc trưng như cường độ chịu nén, độ bền cao cũng như chi phí hợp lý khi so sánh với các loại vật liệu xây dựng khác, bê tông đã trở thành một loại vật liệu được áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực xây dựng dân dụng cũng như công trình giao thông. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam và ngay cả các nước phát triển như Nhật Bản, nhu cầu sử dụng bê tông rất lớn do sự bùng nổ trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng. Vào năm 2010, tổng lượng xi măng sản xuất trên toàn thế giới đạt 3,3 tỷ tấn [1] và đã tăng lên 4,4 tỷ tấn vào năm 2021 [2]. Trong đó, sản lượng xi măng sản xuất tại Việt Nam đạt 100 triệu tấn, xếp thứ 3 trên thế giới về tổng sản lượng xi măng được sản xuất vào năm 2021 chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ [2]. Tại Nhật Bản, tổng sản lượng xi măng sản xuất vào năm 2021 đạt 52 triệu tấn, xếp thứ 11 trên thế giới [2]. Việc sử dụng lượng bê tông lớn hàng năm dẫn đến phát sinh một khối lượng rất lớn chất thải xây dựng trong quá trình phá dỡ cũng như cải tạo sau này.

Theo báo cáo cuối kỳ của dự án tăng cường năng lực quản lý tổng hợp chất thải rắn đô thị tại Việt Nam của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), mỗi năm TP. Hà Nội phát sinh khoảng từ 2,7 triệu đến 6,2 triệu tấn chất thải xây dựng [3].

Nghiên cứu này đánh giá khả năng ứng dụng về bê tông cốt liệu tái chế thông qua các nghiên cứu tại Việt Nam và Nhật Bản. Ngoài ra, khả năng ứng dụng của bê tông sử dụng cốt liệu tái chế trong bê tông kết cấu cũng được xem xét và đánh giá. Theo đó, nghiên cứu này đề xuất các giải pháp nhằm nhân rộng việc sử dụng bê tông sử dụng cốt liệu tái chế hướng tới sự phát triển bền vững cho môi trường.

Nội dung đầy đủ bài khoa học xem tại đây.

Nguồn: Tạp chí GTVT