Nghiên cứu tái cấu trúc mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh(Thứ tư, 18/01/2023 14:30 GMT+7)

Bài báo đánh giá hiện trạng, xác định các hành lang vận tải của mạng lưới vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nhằm nghiên cứu quy hoạch mạng lưới tuyến, đề xuất tái cấu trúc mạng lưới tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn.


Nghiên cứu tái cấu trúc mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh - Ảnh 2.

Xe buýt trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Hiện nay, thành phố có 127 tuyến xe buýt (gồm 90 tuyến xe buýt có trợ giá và 37 tuyến xe buýt không trợ giá) với 2.261 phương tiện tham gia hoạt động. Trong năm vừa qua, có 6 tuyến xe buýt có trợ giá ngưng hoạt động (các tuyến số 2, 11, 17, 54, 63, 144) và chuyển 2 tuyến xe buýt trợ giá (số 13 và số 94) sang không trợ giá.

Trong năm 2020, sản lượng vận chuyển bị sụt giảm khoảng 40% so với cùng kỳ 2019 và chỉ đạt hơn 53% kế hoạch trong năm 2020. Một trong những nguyên nhân là cấu trúc mạng lưới tuyến chưa phù hợp. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động vận tải xe buýt, cần thiết phải nghiên cứu tái cấu trúc và mở rộng mạng lưới tuyến xe buýt nhằm hình thành mạng lưới tuyến buýt hoạt động có hiệu quả. Mạng lưới tuyến sẽ hướng kết nối đến các khu đô thị mới, khu công nghiệp, đầu mối giao thông, các đô thị vệ tinh, các tuyến vận tải khách khối lượng lớn (Metro, BRT tương lai), các phương thức vận tải khác.

* Đánh giá cấu trúc mạng lưới tuyến hiện hữu:

- Mạng lưới tuyến buýt hiện nay có dạng hướng tâm, kết nối trực tiếp từ khu vực ngoại vi đến trung tâm thành phố. Đặc điểm của mạng lưới này là chưa có sự phân cấp giữa các tuyến. Hầu hết các tuyến được xây dựng trên cơ sở nối kết trực tiếp giữa 2 điểm có nhu cầu đi lại. Điều này sẽ làm gia tăng số lượng các tuyến, mặc dù thuận tiện cho các chuyến đi trực tiếp nhưng sẽ hạn chế khả năng chuyển tiếp trên toàn mạng lưới.

- Điều quan trọng là cơ cấu và phân bố các khu vực chức năng đô thị hiện nay chưa hợp lý. Trên thực tế, mạng lưới tuyến xe buýt vẫn chưa tiếp cận được người dân do khoảng cách đi bộ quá xa. Bên cạnh đó là hệ thống các dịch vụ đô thị hiện vẫn đang được tổ chức với quy mô nhỏ và nằm rải rác theo kiểu truyền thống nên người dân ít có xu hướng sử dụng xe buýt cho các hành trình ngắn như đi chợ, mua sắm…

Với cấu trúc được trình bày như trên, cần thiết phải thực hiện quy hoạch tái cấu trúc mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt.

Nội dung đầy đủ bài khoa học xem tại đây.

Nguồn: Tạp chí GTVT