Đường cao tốc A1 Gdañsk đi Toruñ, Ba Lan(Thứ sáu, 06/11/2009 00:00 GMT+7)
Khi Ba Lan gia nhập Liên minh châu Âu, nước này bắt đầu một quá trình lâu dài nâng cấp cơ sở hạ tầng. Một trong những dự án lớn là dự án thiết kế, xây dựng đường cao tốc A1 (E75). Con đường sẽ tạo thành một phần của mạng lưới liên kết đường bộ châu Âu, phần xa nhất phía bắc của hành lang vận chuyển hàng chục EU.
Khi Ba Lan gia nhập Liên minh châu Âu, nước này bắt đầu một quá trình lâu dài nâng cấp cơ sở hạ tầng. Một trong những dự án lớn là dự án thiết kế, xây dựng đường cao tốc A1 (E75). Con đường sẽ tạo thành một phần của mạng lưới liên kết đường bộ châu Âu, phần xa nhất phía bắc của hành lang vận chuyển hàng chục EU.
Tuyến đường sẽ trở thành một bộ phận của hệ thống đường bộ nối miền bắc với miền nam Châu Âu.
Tuyến cao tốc này sẽ cải thiện liên kết giữa phía bắc và phía nam của Ba Lan từ các cảng biển Baltic của Gdańsk và Gdynia qua ngoại ô Vienna của Áo, và sau đó ngang qua Slovenia tới vùng Địa Trung Hải và Adriatic.
Điều này có nghĩa là sẽ có một tuyến đường vận tải ưu tiên chạy từ miền bắc châu Âu về phía nam. Phần A1 của Ba Lan sẽ chạy dài 568km từ Gdańsk qua Torun, Łódź, Gorzyczki, Częstochowa và Katowice.
Quá trình thi công: Việc xây dựng A1 ở Ba Lan chia làm hai giai đoạn. Phần đầu ở phía bắc dài 89.45km chạy từ Gdansk đển Nowe Marzy đã được thông xe ngày 17 Tháng 10 năm 2008. Giai đoạn hai dài 60km sẽ kéo dài về phía nam của A1 đển Torun, với mục tiêu hoàn thành vào năm 2011. Dự án được dự kiến chi phí khoảng € 667.5triệu. Các đường cao tốc sẽ được sử dụng miễn phí cho đến 05 tháng 1 năm 2008.
Giai đoạn 1 được khởi công năm 2008
Nhà thầu: Công ty vận tải Gdańsk (GTC) được thành lập vào năm 1996 với mục đích hoàn thành đường A1. GTC là liên doanh của nhiều đối tác trong đó có John Laing (nắm giữ 29%), Skanska ID (một chi nhánh của Skanska AB Group), Intertoll của Ba Lan và NDS SA của Nam Phi.
Việc thiết kế và hợp đồng xây dựng của một giai đoạn của xa lộ đã được cấp cho các công ty liên doanh của Skanska Ba Lan và NDI SA, trong khi nguồn cung cấp và lắp đặt các thiết bị thu phí đã được cấp cho Intertoll Polska (cũng chịu trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng định kỳ).
Kinh phí: Tài chính của GTC được cung cấp từ hai nguồn ở châu Âu. Hai ngân hàng tham gia là Ngân hàng Đầu tư châu Âu và Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu.
John Laing, một đối tác của GTC, cam kết đóng góp € 11.5triệu cho giai đoạn một của dự án. Tài chính đã được đóng cho giai đoạn một trong tháng 9 năm 2005. Việc sắp xếp tài chính cho giai đoạn hai chưa được thực hiện.
Kết cấu đường: Tuyến đường 2 chiều này có hai làn đường trên mỗi hướng và một làn đường dành cho xe ưư tiên. Cầu và cầu vượt sẽ được xây dựng để vượt qua đường sắt và đường sông. Sẽ có một số trạm thu phí đường bộ được lắp đặt trên tuyến đường.
Tuyến đường được hoàn thàn với tốc độ 1km trong 15 ngày
Việc xây dựng công trình trong giai đoạn một vận chuyển 16 triệu tấn đất để chuẩn bị làm nền đường. Ngoài ra, các vật liệu cần thiết cho xây dựng bao gồm 175.000 tấn xi măng, 100.000 m³ bê tông và 1.600.000 tấn hỗn hợp bitum. Hiện có 86 cấu trúc thiết kế (bao gồm cả 30 cây cầu, 37 cầu vượt, và 19 hầm chui); sáu đoạn giao hai mức (Rusocin, Stanislawie, Swarozyn, Pelplin, Kopytkowo, Nowe Marzy); bốn mức vượt cho đường sắt; ba cặp của khu vực dịch vụ (Kleszczewko, Olsze và Gajewo); hai cơ sở bảo dưỡng tại Pelplin và Nowe Marzy và phòng kiểm soát giao thông tại kho bảo trì Pelplin.
Lu, Lèn đất: Nhóm Wirtgen cung cấp thiết bị lèn đất cho A1 và Hamm cung cấp máy lu. Các lớp đất được lu, lèn đến độ sâu 50cm và sau đó đã được phu một lớp chống băng dày 20cm và bốn lớp nhựa bê tông với tổng chiều sâu 26cm. Có mười hệ thống lu, lèn đất (WR 2000 và WR 2500) và 30 xe lu một trống và lu bánh lốp đã được sử dụng.
Theo Roads & Bridges