Thu phí chống ùn tắc ở trung tâm London, Vương quốc Anh(Thứ năm, 26/11/2009 00:00 GMT+7)

Việc ra mắt đề án thu phí chống ùn tắc ở trung tâm London luôn là một quyết định gây tranh cãi, kể từ lần giới thiệu đầu tiên vào tháng 2 năm 2003 để giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông tại trung tâm London và hướng mọi người đến với vận tải công cộng.

 
Việc ra mắt đề án thu phí chống ùn tắc ở trung tâm London luôn là một quyết định gây tranh cãi, kể từ lần giới thiệu đầu tiên vào tháng 2 năm 2003 để giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông tại trung tâm London và hướng mọi người đến với vận tải công cộng.
Một số nhà bình luận đã nghi ngờ hiệu quả với đề xuất táo bạo của nó, Thị trưởng London Ken Livingstone, ủng hộ coi đây là một thành công, khi ông có một bài viết trên báo The Guardian tháng 2 năm 2007, ông đã nhận xét: "Mỗi ngày trong năm 2006 đã có ít hơn gần 70.000 xe vào khu tính phí so với số với số xe vào bãi trước khi tính phí Lượng xe vào trung tâm London trong giờ thu phí đã giảm khoảng 20% ... Nó là gia tăng trở lại lượng người di chuyển bằng xe đạp với sự gia tăng 72% trong số người đi xe đạp trên các đường phố chính của thủ đô từ năm 2000. "
 
Đề án thực hiện như thế nào?
 
Phí chống ùn tắc được thực hiện trong một khu vực xác định ở thành phố London. Khi bước đầu được giới thiệu vào tháng 2 năm 2003, các xe đã được tính phí £ 5 một ngày khi lái xe qua London từ 07:00 sáng đến 06:30 tối. Phí này được thu bởi một mạng lưới các máy ảnh nằm ở điểm vào, ra và tại các vị trí chủ chốt trong vùng thu phí.
Các camera ghi hình ảnh giao thông và gửi chúng đến một trung tâm xử lý để đọc biển số và so sánh với danh sách những chiếc xe đã trả phí. Ngoại trừ trường hợp xe đã nộp phí vào nửa đêm ngay trước ngày thực hiện chuyến đi, chủ sở hữu của chiếc xe sẽ bị buộc phải trả tiền phạt. Phí có thể được trả tiền qua internet, PayPoint, tại một cửa hàng bán lẻ xác định, gọi cho trung tâm hoặc điện thoại di động. Tại thời điểm này lựa chọn thanh toán qua trang web được sử dụng 28%, PayPoint 28%, tin nhắn SMS 23% và gọi cho trung tâm 14%.
 
Bản đồ khu thu phí chống ùn tắc ở London .
Một cơ may cho những người lái xe quên trả phí vào nửa đêm trước chuyến đi của họ vào trung tâm London là đề án “trả tiền ngày tiếp theo” (Pay Next Day) Phí sẽ tăng lên thêm £10 nhưng lái xe phải gọi đến Trung tâm Vận tải London vào trước nửa đêm ngày có chuyến đi để thanh toán và tránh một thông báo phạt.
 
Tăng phí
Trong tháng 2 năm 2007 phí chống ùn tắc đã được tăng lên đến £ 8 mỗi ngày và số giờ đã giảm nửa giờ, từ 7 giờ sáng đến 6 giờ chiều. số giờ thu phí giảm xuống kích thích hoạt động của các rạp hát, nhà hàng, quầy bar và thương mại tại thành phố mà theo Ken Livingstone đã không bị ảnh hưởng bởi việc thu phí chống ùn tắc.
 
Trong tháng năm 2006, trong một cuộc tranh luận truyền hình trực tiếp, Livingstone ủng hộ tăng phí đến £ 10 vào năm 2008. Tăng phí là có thể nhưng điều này bây giờ sẽ được tính theo lượng phát thải khí carbon dioxide của xe, với xe 4 bánh (4X4s) và xe thể thao chi phí dự kiến phải trả mỗi ngày là £ 25.
 
Miễn giảm phí
 
Có một vài nhóm người sử dụng và phương tiện được miễn phí chống ùn tắc. Chúng bao gồm các lái xe tàn tật, taxi được cấp phép, minicabs và xe công cộng, xe máy, xe ưu tiên. Ngoài ra, các cư dân trong khu vực thu phí chống ùn tắc chỉ phải trả 10% phí (£ 4 một tuần, thay vì £ 8 mỗi ngày)
 
Ngoài ra,các xe “xanh” sử dụng nhiên liệu thay thế (khí đốt, điện, pin nhiên liệu và xe nhiên liệu kép) cũng được miễn phí. Khi phí chống ùn tắc dựa trên lượng khí thải, chủ sở hữu xe gây ô nhiễm nhiều sống ở London sẽ không được giảm giá và sẽ phải trả £ 25 mỗi ngày, cho dù nằm trong danh sách các loại xe miễn.
 
Mục đích của đề án
 
Đề án tính phí chống ùn tắc nhằm giảm bớt lưu lượng giao thông tại trung tâm London từ 10-15% và giảm thời gian trễ 20-30%. Trước khi giới thiệu đề án, 40.000 xe mỗi giờ vào khu thu phí trong khoảng 07:00-10:00 giờ sáng; có khoảng 250.000 xe di chuyển từ 07:00-18:30 tạo nên 400.000 phương tiện di chuyển trong vùng.
 
Theo đó đề án đã có một tác động tích cực, mỗi ngày trong năm 2006 đã có ít hơn gần 70.000 xe vào khu tính phí so với trước khi bắt đầu tính phí. Lượng phương tiện vào trung tâm London trong giờ thu phí được cắt giảm khoảng 20%. Số tiền thu được từ phí chống ùn tắc cũng tăng lên £ 130 triệu -150 triệu một năm (ước tính có khoảng một phần ba là tiền phạt), được sử dụng để cải thiện giao thông công cộng tại London.
 
Khu thu phí chống ùn tắc trung tâm London
Khu thu phí chống ùn tắc đầu tiên được đóng kín phía trong tuyến vành đai bao gồm: Marylebone Road, Euston Road, Pentonville Road, đường phố, Great Eastern Street, Commercial Street, Tower Bridge, New Kent Road, Kennington Lane, Vauxhall Bridge Road, Grosvenor Place, Park Lane và Edgware Road. Khu này có diện tích 8 dặm vuông (21km²) chiếm 1,3% tổng diện tích của Greater London. Có 203 điểm vào ra khu thu phí.
 
Mở rộng khu thu phí chống ùn tắc
Phần mở rộng phía tây của khu thu phí chống ùn tắc được giới thiệu vào ngày 19/2/2007, tăng gấp đôi so với diện tích ban đầu. Ranh giới của vùng mở rộng bắt đầu từ đầu phía bắc cầu Vauxhall và dọc bờ phía bắc của sông Thames như đường Grosvenor, Embankment Chelsea và Cheyne Walk.
 
Từ đây, nó đi về phía bắc, dọc theo các cạnh phía đông của Kensington và hệ thống đường một chiều Earl's Court (xem như là một phần của A3220), bao gồm Edith Grove, Redcliffe Gardens, Earl's Court Road, Pembroke Road, Warwick Gardens, một phần của Addison Road, trước khi tiếp tục đến Westway A40 là đường Holland Road và West Cross. 
Ranh giới sau đó bao gồm phần Bắc Kensington, nhưng thực tế ranh giới được xác định bởi đường sắt Tây London, tuyến đường sắt này chạy giữa Latimer Road (bên trong khu vực) và Wood Lane (ngoài khu vực), đến tận Scrubs Lane, trước khi chuyển về phía đông, sau tuyến GWR trên Paddington hướng tới Ladbroke Grove.
 
Ở đây, ranh giới đi dọc kênh Grand Union và nối với vùng hiện tại tại Edgware Road sau khi đi sát theo Paddington, theo tuyến Bishop’s Bridge Road, Eastbourne Terrace, Praed Street và Sussex Gardens.
 
Trung tâm Vận tải London (TfL) đã xác định một số tuyến đường miễn phí. Các tuyến đường chính được xác định bởi ranh giới phía tây của khu thu phí cũ Vauxhall Bridge Road, Grosvenor Place, Park Lane và Edgware Road, với một số tuyến quanh Victoria. Westway cũng là tuyến đường được miễn phí.
 
Phần mở rộng về phía bắc, đông và phía nam của trung tâm thành phố cũng được xem xét nhưng không được thực hiện thu phí do các vấn đề giao thông của của vùng này không được coi là nghiêm trọng như phía tây, dịch vụ vận tải công cộng ở đây cũng chưa được tốt lắm.
 
Hiệu quả của mở rộng khu thu phí
 
Kết quả sơ bộ của cuộc điều tra lưu lượng giao thông cho thấy hai tuần sau khi mở rộng, lưu lượng giao thông trong các phần mở rộng giảm 13%, theo TfL dự đoán lưu lượng sẽ giảm 10-15%. Điều này cho thấy sẽ có ít hơn khoảng 33.000 xe vào khu vực mở.
 
Đề án thu phí chống ùn tắc đã giảm lưu lượng giao thông ở trung tâm London tới 20%.
 
Dự đoán tăng 2% lưu lượng giao thông tại khu thu phí cũ đã không xảy ra. Dự đoán này cho rằng 78.000 hộ gia đình trong phần mở rộng được giảm giá 90% phí hàng ngày và do đó họ có thể dung xe cá nhân thay vì dùng phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, phí đậu xe ở trung tâm London đã có cũng là một yếu tố quan trọng để ngăn chặn việc sử dụng xe hơi cá nhân.
 
 
Camera giám sát
 
Có hai loại máy ảnh tương tự (analog) được sử dụng trong trung tâm kkhu vực thu phí: máy màu và đen trắng.Loại cũ dùng để chup ảnh của chiếc xe trong môi trường xung quanh, loại màu được sử dụng để cung cấp hình ảnh cho đọc biển số. Cả hai camera hoạt động thông qua một chip, một vài thiết bị tính phí (CCD) và công nghệ sóng X cho phép các máy ảnh nhìn rõ hơn trong điều kiện hạn chế ánh sáng. Hệ thống an ninh điện tử (IESS) cung cấp các máy ảnh trong một thỏa thuận trị giá £ 8 triệu trong hơn năm năm bao gồm cả lắp đặt và bảo trì.
 
Các camera sử dụng công nghệ Siemens và PIPS.
 
Có 400 máy ảnh được bố trí trong khu thu phí, trong đó khoảng 180 máy được lắp trên tuyến vành đai. Có 7 máy ảnh được đặt tại mỗi vị trí trên các cột cao 8m để chúng có thể đọc biển số trong trường hợp xe nối đuôi nhau chạy. Ngoài việc này, có các đội tuần tra di động trong khu vực. TfL thông báo tỷ lệ thành công 90% chính xác trong việc chụp hình biển số, con số đó tăng lên khi xe đi qua các vị trí máy ảnh.
 
Capita một nhà cung cấp hỗ trợ dịch vụ chuyên nghiệp về bảo mật đã ký hợp đồng với TfL đến năm 2009 để thực hiện và quản lý đề án, trị giá £ 280 triệu. Capita có trách nhiệm xử lý các khoản thanh toán và tiền phạt và sử dụng nhà thầu phụ Mastek, trụ sở tại Mumbai, Ấn Độ, chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng CNTT.
 
Tự động nhân dạng biển số (ANPR)
 
Tất cả những hình ảnh này sau đó được gửi đến ANPR thông qua một hệ thống viễn thông được thiết kế và cung cấp bởi COLT Telecommunications và BT RedCARE Vision. Hệ thống này được dựa trên công nghệ chuyển mạch DWDM liên kết các trung tâm dữ liệu với mạng lưới camera. Bằng cách sử dụng hệ thống này, những sóng dài có thể truyền qua một sợi cáp quang duy nhất, cho phép lượng lớn dữ liệu thu thập được gửi đồng thời đến trung tâm xử lý ảnh.
 
ANPR nhận dạng các biển số kèm hiển thị thời gian và ngày những hình ảnh được chụp. Những dữ liệu này sau đó đối sánh đối với cơ sở dữ liệu để xác nhận xe đã thanh toán hoặc đủ điều kiện giảm giá và miễn trừ hay không. Khoảng một triệu hình ảnh được thu thập mỗi ngày, và khoảng 10.000 đến 12.000 xe mà không có hồ sơ về thanh toán. Những hồ sơ này sau đó đi kiểm tra lại và sau đó khoảng 5.500 thông báo phạt được phát hành mỗi ngày.
 
Những camera mới lắp đặt cho phần mở rông phía tây
 
Phần mở rộng phía tây khu thu phí nhằm nâng cấp hạ tầng đã được trao cho PIPS Technology tháng 8/2006. Hợp đồng này cung cấp máy ảnh ANPR của Siemens. Hợp đồng này trị giá trên $ 9 triệu để PIPS cung cấp các cho máy ảnh Spike+.
 
Các máy ảnh Spike + là một máy ảnh ANPR tích hợp bộ vi xử lý và kết hợp một ống kính kép (màu sắc và hồng ngoại) với một bộ vi xử lý nhỏ gọn có khả năng hoạt động 24 giờ một ngày trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Hệ thống có đầy đủ các chức năng web và có nhiều tùy chọn liên kết dữ liệu khác nhau bao gồm cả liên kết không dây. Hệ thống Siemens sử dụng công nghệ kỹ thuật số.
 
Công nghệ Beacon và Tag
Một lựa chọn rẻ hơn có thể thay ANPR là công nghệ Beacon và Tag. Công nghệ này gắn một chíp điện tử (tag) trên kính chắn gió, chip này phát ra tín hiệu vô tuyến, khi xe qua một đèn (beacon) lắp bên lề đường sẽ tự động tính phí chống ùn tắc. Từ tháng 2 tới tháng 8 năm 2006 TfL đã thử nghiệm thiết bị này này trên một phần nhỏ của hệ thống thu phí.
 
Trong sáu tháng đã thử nghiệm trên 500 xe buýt, xe tải. Nó cũng lắp đặt trên 19 gantry ở Nam London giữa Southwark Bridge và Tower Bridge. Các gantry lắp các đèn dò các tag và máy ảnh phát hiện những người không trả phí. Kết quả cho thấy công nghệ này làm việc tốt và TfL hy vọng sẽ giới thiệu nó ở trung tâm London trong năm 2009, khi ký hợp đồng mới cho thu phí chống ùn tắc.
 
Tranh cãi về chi phí điều hành giữa hệ thống ANPR và hệ thống Beacon và Tag đã diễn ra nhiều lần. Gordon Taylor, Chủ tịch Hiệp hội những người sống ở Tây London (WLRA) nhận xét rằng "Chi phí hoạt động của hệ thống camera (ở London) là gần 50 lần so với hệ thống Beacon và Tag ở Singapore, trên cùng một số phương tiện. "
 
Hệ thống camera ANPR sẽ hết hạn vào năm 2009 và lãng phí trên £ 166m tiền thuế của người dân London ,một số chính trị gia như Hammersmith và Fulham MP Greg Hands và Angie Bray đảng viên đảng bBaro thủ ở London cho biết. Tuy nhiên, để đưa vào hệ thống giới thiệu Tag and Beacon sẽ lắp đặt lại hoàn toàn của hệ thống.
 
Một thực tế đáng tranh luận khác là hệ thống Tag and Beacon sẽ giảm số tiền phạt từ vé phạt của những người không nộp phí, khoản thu này được thực hiện tự động. Điều này có nghĩa là sẽ trừ một phần trong nguồn thu nhập.
 
Kho dữ liệu
 
Hãng TOWER Technology là tác giả của kho bằng chứng vi phạm (PES). Kho này lưu giữ những hình ảnh biển số xe chạy trong khu trung tâm London vào các giờ thu phí. Hình ảnh biển số các xe đã nộp phí được loại bỏ. Đối với những người không trả phí, hình ảnh được gửi đến các ổ WORM(Write Once Read Many) để lưu trữ.
 
Mỗi hình ảnh được mã hóa ngay tại điểm chụp để ngăn chặn bất kỳ sửa đổi nào đển hình ảnh gốc. Hình ảnh của biển số của những người đã không trả phí được kiểm tra cẩn thận trong cơ sở dữ liệu DVLA sau đó sẽ một thông báo phạt sẽ được phát hành. Hệ thống lưu giữ một lượng lớn các dữ liệu (lên tới vài terabyte) bao gồm chủ yếu là các hình ảnh biển số. Tất nhiên những người đã trả phí mà không vào London không được hoàn trả.
 
Hợp đồng mới cho IBM
 
Trong tháng 10 năm 2007 TfL đã thông báo một hợp đồng mới về Quản lý phí chống ùn tắc và đề án khu giảm phát thải ở London cho IBM một tập đoàn quan hệ đối tác của NCP Service. Các hợp đồng với Capita sẽ hết hạn vào năm 2009 và sau đó tập đoàn IBM sẽ tiếp quản. IBM sẽ xử lý các công nghệ và NCP Service sẽ thực hiện thu phí.
 
Hợp đồng này có giá trị 5 năm và có thể gia hạn thêm 5 năm nữa nếu cả hai bên đồng ý. IBM là người trả giá thấp nhất cho các dịch vụ và cũng sẽ có thể giúp TfL trong việc thay đổi hệ thống Tag and Beacon (đối với các khoản thanh toán tự động).
 
Đề án khu giảm phát thải
Vào ngày 4 tháng 2 năm 2008 TfL giới thiệu khu giảm phát thải mới ở London (LLEZ) cho xe tải vào London. LLEZ đã được giới thiệu để giảm lượng khí thải gây ô nhiễm từ các động cơ diesel góp phần vào chất lượng không khí ở khu vực Greater London. Đề án này có nghĩa là xe tải diesel trên 12T sẽ đối mặt với một khoản phí hàng ngày là £ 200 nếu họ không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt. Đây là LLEZ lớn nhất thế giới, hoạt động 24 giờ một ngày bảy ngày một tuần, và có diện tích 1.577 km ².
Đề án này có trị giá khoảng £ 49 triệu, một lần nữa sẽ được thực hiện bởi máy ảnh, trong đó sẽ kiểm tra biển số đối với cơ sở dữ liệu DVLA. Các cơ sở dữ liệu DVLA có đầy đủ chi tiết của tất cả các tình trạng khí thải xe và do đó sẽ có thể cho TfL biết xe không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải. Điều này sẽ cho phép phạt £ 1.000 với những xe không nộp phí ngày, và có thể tăng thêm £ 500 nếu họ không trả tiền trong vòng hai tuần.
 
Phí ngày đã gây ra sự bất tiện, nhưng cũng khuyến khích mạnh mẽ các xe nâng cấp để đáp ứng tiêu chuẩn. Xe tải nước ngoài đã đạt chuẩn sẽ phải đăng ký với TfL hoặc sẽ phải đối mặt một vé phạt tự động.
 
Đề án đang được mở rộng đến xe buýt và xe khách nhỏ từ tháng 7 năm 2008 và có kế hoạch tới cả xe van lớn và minibuses từ tháng 10 năm 2010. Các tiêu chuẩn phát thải cũng được thực hiện nghiêm ngặt hơn từ tháng 1 năm 2012.
 
Ken Livingstone, Thị trưởng London, nhận xét: "Hàng ngàn người dân London bị sức khoẻ kém, do ô nhiễm được phát thải từ các phương tiện giao thông ... Đây là lý do tại sao chúng tôi thiết lập LLEZ... Nó sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân London và làm sạch không khí London, nơi mà hiện nay đang được xem là ô nhiễm nhất châu Âu ... Khu vực này không áp dụng với xe ô tô con hoặc xe máy…Những tác động tích cực của khu vực này sẽ được cảm nhận trên khắp thủ đô . "
 
Các chiến dịch thông tin (báo chí, áp phích, triển lãm) đã tuyên truyền về LLEZ và các hiệu ứng của nó liên tục kể từ tháng 6 năm 2007. Đề án này cũng đã được công bố tại châu Âu. LLEZ không bao gồm M25, nơi có những biển báo cho phép một xe tải đi qua tuyến tránh mới. Các bản đồ chi tiết, bao gồm cả điểm bắt đầu và kết thúc của LLEZ cũng đã được lập ra.
Theo Transportation