Cầu Hồng Kông-Chu Hải-Ma Cao(Thứ ba, 08/12/2009 00:00 GMT+7)
Cầu Hồng Kông-Chu Hải-Ma Cao là một trong những dự án hạ tầng lớn đang được thực hiện ở khu vực Hồng Kông. Cây cầu sẽ liên kết ở phía tây của Hồng Kông với Ma Cao và thành phố Chu Hải của tỉnh Quảng Đông.
Cầu Hồng Kông-Chu Hải-Ma Cao là một trong những dự án hạ tầng lớn đang được thực hiện ở khu vực Hồng Kông. Cây cầu sẽ liên kết ở phía tây của Hồng Kông với Ma Cao và thành phố Chu Hải của tỉnh Quảng Đông.
Kéo dài 29.6km qua sông Châu, cây cầu sẽ giảm thời gian đi lại giữa Hồng Kông, Ma Cao và Chu Hải đáng kể và sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho cả ba thành phố. Việc xây dựng cây cầu được đề xuất bắt đầu vào cuối năm 2009. Cây cầu này được dự kiến hoàn thành bởi 2015-2016. Sơ bộ thiết kế của cây cầu chính bắt đầu từ tháng 3 năm 2009.
Cầu Hong Kong –Chu Hải – Ma Cao nhìn từ trên cao.
Khoảng 87 triệu USD đã được phê duyệt cho thiết kế sơ bộ và 47 triệu USD cho khảo sát hiện trường và các công việc chuẩn bị của dự án.
Dự án
Dự án bao gồm việc xây dựng Cầu Hồng Kông-Chu Hải-Ma Cao (HKZMB), Khu hải quan (HKBCF) và đường dẫn (HKLR). Thêm vào đó, nó cũng bao gồm các vấn đề liên quan khác như phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, cảnh quan và các công trình thoát nước, chiếu sáng đường phố, kiểm soát giao thông và hệ thống giám sát.
Cầu chính của HKZMB sẽ kéo dài 29.6km, từ đông sang tây của sông Châu tạo thành một cấu trúc cầu-đường hầm, cây cầu sẽ bao gồm 6 tuyến đường đôi. Nó sẽ được xây trên hai đảo nhân tạo ở phía đông và phía tây của khu vực hành chính đặc biệt Hồng Kông.
Để xây dựng khu hải quan chính quyền Hồng Kông dành gần 130 ha trên bờ biển phía đông bắc của sân bay trên đảo. Khu Hải quan (HKBCF) sẽ bao gồm các kios, tòa nhà kiểm tra hàng hóa và X-ray hỗ trợ cho việc vận chuyển hàng hóa chế biến.
Khu này cũng bao gồm các nhà giám sát để kiểm tra xe ô tô riêng và xe khách nhỏ, các văn phòng cơ quan chính phủ như quản lý nhập cư và thuế, khu chuyển tải khách và hàng hóa.
Khu hải quan (HKBCF) sẽ được kết nối với cầu chính thông qua một cây cầu dẫn dài 12km (HKLR). Cầu dẫn (HKLR) với 6 làn đường đôi sẽ kết nối các phần phía tây của khu vực hành chính HK đến HKBCF, qua eo Lantau và sân bay. Nó được liên kết bằng một cầu cạn dài 9.3km, bao gồm một số kết cấu vòm hỗ trợ bởi các trụ. Đường nối sẽ được thiết kế để hỗ trợ tốc độ xe của 100kmph. Công trình sẽ khởi công vào năm 2011, với việc hoàn thành dự kiến vào năm 2015-16.
Bản đồ cầu Hong Kong – Chu Hải – Ma Cao
Các đường hầm
Cây cầu sẽ bao gồm một loạt các đường hầm. Một đường hầm dài 6.7km ngầm dưới nước sẽ được xây dựng để liên kết hai hòn đảo nhân tạo trước khi lên cây cầu chính. Ngoài ra, đường dẫn (HKLR) sẽ có một đường hầm dài 1.1km đi qua vùng núi và sân bay trước khi kết nối với một tuyến đường dài 1.6km dọc theo bờ biển phía đông của sân bay trên đảo.
Các nhà thầu
Các bản thiết kế sơ bộ của các cây cầu được thực hiện bởi một liên doanh các công ty đứng đầu là Viện Quy hoạch và Thiết kế đường cao tốc Trung Quốc (HPDI). Các công ty thành viên bao gồm COWI A/S, Ove Arup & Partners Hồng Kông, Viện Nghiên cứu và thiết kế đường sắt và kỹ thuật hầm Thượng Hải và Tư vấn CCCC First Harbour.
Tài chính
Cầu được xây dựa trên tài trợ bởi chính và thông qua các khoản cho vay. Chính phủ Trung Quốc, chính quyền Hồng Kông và Ma Cao sẽ đóng góp 15.73 tỉ Nhân dân tệ, gần 42% chi phí xây dựng toàn bộ. Sự đóng góp của chính quyền Trung ương Trung Quốc sẽ là 7 tỉ NDT trong khi Hồng Kông sẽ cung cấp 6.75 tỉ NDT và Ma Cao là 1.98 tỉ NDT.
Phần còn lại sẽ được đáp ứng thông qua một khoản vay từ Ngân hàng Trung Quốc. Ngân hàng Trung Quốc sẽ dẫn đầu một tập đoàn tài chính gồm các ngân hàng của Hồng Kông và Ma Cao. Các ngân hàng này sẽ cung cấp một khoản vay 22 tỉ NDT để xây dựng phần chính của cầu (HZMB).
Theo Roads & Bridge