Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới(Thứ ba, 28/04/2009 00:00 GMT+7)

Tuyến cao tốc Bắc Kinh- Thượng Hải dài 1.318 km nối liền hai vùng kinh tế quan trọng: Vành đai Biển Bột Hải và Đồng bằng Sông Dương Tử, khởi công 18-4-2008, dự kiến hoàn thành 2010, cuối 2008 đã hoàn thành 91%.

Tuyến cao tốc Bắc Kinh- Thượng Hải dài 1.318 km nối liền hai vùng kinh tế quan trọng: Vành đai Biển Bột Hải và Đồng bằng Sông Dương Tử, khởi công 18-4-2008, dự kiến hoàn thành 2010, cuối 2008 đã hoàn thành 91%.
Tốc độ cao nhất 350 km/h, thời gian hành trình từ 10 giờ rút xuống còn 5 giờ. Khoảng 220.000 hành khách/ngày, gấp đôi hiện nay. Giờ cao điểm, 5 phút/một chuyến tàu. Hành khách không cần mua vé trước mà dùng thẻ IC. Đầu máy toa xe do Trung Quốc chế tạo. Công ty ĐS Cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải thi công. Chi phí khoảng 31,6 tỷ USD.
Cao tốc giúp giảm áp lực về năng lực, cải tiến công nghệ, đổi mới công nghiệp
Về lịch sử, tuyến ĐS Bắc Kinh-Thượng Hải đầu tiên hoàn thành năm 1912 và trở thành tuyến ĐS bận rộn nhất Trung Quốc trong gần một thập kỷ qua. Khi dân số tăng, tuyến đường đã đạt và vượt quá năng lực chuyên chở.
 Ông Li He Ping, một cán bộ thuộc Viện Khoa học ĐS Trung Quốc nói: "Vận tải ĐS Trung Quốc từ lâu chưa theo kịp yêu cầu. Có hai giải pháp là: xây dựng thêm ĐS và nâng cao tốc độ tàu."
Các thành phố dọc tuyến ĐS Bắc Kinh-Thượng Hải hiện nay chiếm khoảng 1/4 dân số và 40% GDP cả nước. Đề án Tàu tốc hành Bắc Kinh-Thượng Hải đã được đề xuất từ năm 1944 và những thiết kế đầu tiên đã hoàn thành năm 1998. Tuyến ĐS mới sẽ chạy song song với tuyến chính Bắc Kinh-Thượng Hải hiện có.
Phó Thủ tướng Zhang De Jiang nói: "Dự án sẽ giảm áp lực về năng lực vận tải ĐS giữa hai khu vực đông dân nhất và giúp thúc đẩy cải tiến công nghệ và đổi mới công nghiệp."
Tranh luận về công nghệ, thận trọng trong nghiên cứu khả thi
Bộ Đường sắt Trung Quốc (ĐSTQ) dự kiến mở tuyến đường mới vào năm 2010, nhưng cũng có người nói là việc xây dựng có thể kéo dài ít nhất đến giữa thập kỷ này (2015), vì cho rằng Bộ chưa xét đến những cuộc tranh luận về công nghệ phát sinh. Theo kế hoạch ban đầu, ĐS cao tốc chỉ sử dụng công nghệ trong nước. Thời gian kéo dài phát sinh từ sự thận trọng trong nghiên cứu khả thi, mãi đến năm 2006 mới hoàn thành.
Tháng 5-2006, Bộ ĐSTQ mở dự án cho thị trường nước ngoài. Ngay lập tức dự án được quốc tế quan tâm, Alstom, Siemens và Mitsubishi-Kawasaki, cả Đức và Pháp đều mong có phần trong dự án.
Sau đó, việc thử nghiệm được bắt đầu trên đoạn đường chính giữa Thượng Hải và Nam Kinh. Đoạn đường nằm trên một vùng đất mềm yếu của đồng bằng sông Dương Tử. Thật là một thử thách lớn đối với các kỹ sư xây dựng. Họ phát hiện ra là các đoàn tàu cần chế tạo bằng hợp kim nhôm với kính gió có thể đảm bảo an toàn khi va chạm với chim.
 2/3 là nền đắp và gần 1/3 là cầu
Tuyến đường thiết kế với tốc độ 350 km/h, nhưng thời gian đầu chạy với tốc độ 300 km/h. Tuyến đường có 24 ga trong đó có các ga Thiên Tân, Tế Nam, Từ Châu, Bạng Phụ và Nam Kinh. Đoạn tuyến chính Thượng Hải- Nam Kinh được cải tạo đầu tiên để có thể sử dụng tiến hành chạy thử nghiệm, cũng bởi vì tuyến đường chạy qua một vùng đất mềm yếu của đồng bằng sông Dương Tử, cũng là một thử nghiệm lớn đối với các kỹ sư xây dựng.
2/3 tuyến đường là nền đắp, còn gần 1/3 nằm trên cầu. Hai con sông lớn phải vượt qua là sông Hoàng Hà và sông Dương Tử.
Đoàn tàu cao tốc đầu tiên do Trung Quốc chế tạo
Đoàn tàu đầu tiên đã xuất xưởng ngày 11-4-2008. Đó là một đoàn 8 toa với thân tàu hình thuôn bằng hợp kim nhôm và có thể chuyên chở được 557 hành khách. Tất cả sẽ có 57 đoàn tàu thương vụ như vậy vào năm 2009. Với kỹ thuật tàu nhẹ, Trung Quốc đã chế tạo được toa xe động lực với trọng lượng giữ ở mức 84 tấn và lần đầu tiên toa tải trọng 21 tấn/trục được sử dụng trên một đơn nguyên kéo 4 giá chuyển ở Trung Quốc.
Đoàn tàu cao tốc mẫu được lắp đặt hệ thống bảo vệ tàu tự động LKJ-93, được sử dụng cùng với các thiết bị dọc đường để theo dõi và ghi lại tốc độ tàu. Lái tàu có thể giữ tốc độ ổn định một cách tự động.
Đa dạng hóa đầu tư
Với khoản đầu tư tính gộp 220,9 tỷ nhân dân tệ (tương đương 31,6 tỷ USD), tuyến đường sắt này là dự án xây dựng tốn kém nhất của Trung Quốc từ năm 1949 đến nay.
Theo một nguồn tin của Bộ ĐSTQ, khoảng 50% tiền đầu tư do công ty quốc doanh Đường sắt Cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải đóng góp. Số còn lại huy động từ vốn vay ngân hàng, chào bán cổ phiếu và đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư chiến lược trong nước và nước ngoài sẽ có cơ hội đầu tư vào ĐS khi chính phủ muốn đa dạng hóa đầu tư.
Tổng công ty Đầu tư Xây dựng ĐSTQ góp 56,27% (64,71 tỷ nhân dân tệ). Công ty Quản lý Tài sản Ping An đầu tư 16 tỷ, Quỹ An sinh Xã hội đầu tư 10 tỷ nhân dân tệ. Số còn lại huy động từ các công ty thuộc các địa phương và thành phố dọc ĐS.
Khả năng hoàn thành và tương lai cao tốc Trung Quốc
Mặc dầu có đề nghị bắt đầu thi công năm 2007, nhưng mãi đến 18-4-2008 mới tổ chức lễ động thổ. Dự kiến hoàn thành năm 2010, nhưng nhiều người dự tính phải đến năm 2014 mới có thể hoàn thành, trong đó một số đoạn có thể hoàn thành sớm hơn.
Đến nay đoạn Bắc Kinh-Thiên Tân đã mở khai thác tháng 6-2008 để phục vụ Olympic mùa hè và đoạn Thượng Hải-Nam Kinh sẽ hoàn thành trong năm 2010 để phục vụ World Expo.
Ngày 11-12-2008 vừa qua, Bộ ĐSTQ cho biết tuyến ĐS cao tốc dài nhất thế giới, nối Bắc Kinh và Thượng Hải đã gần hoàn thành. Người phát ngôn của Bộ là ông Wang Yong Ping nói là đã hoàn thành 91%, nghĩa là 1.203 km đã hoàn thành.
Về chiến lược cao tốc của Trung Quốc, cho đến tháng 4.2007, Trung Quốc đã 6 lần nâng cao tốc độ, đến nay đã có 6.227 km chạy với tốc độ trên 200 km/h.
Đến năm 2020, Trung Quốc hy vọng sẽ phát triển tới 100.000 km đường sắt, trong đó 18.000 km chạy với tốc độ trên 201km/h và 50.000 km chạy tàu cao tốc.
LD sưu tầm