Tiết kiệm nhiên liệu từ cải tiến động cơ đốt trong(Thứ năm, 07/05/2009 00:00 GMT+7)

Năm động cơ trong phòng thí nghiệm của Song -Charng Kong thuộc trường Đại học Lowa đã "đi được một quãng đường dài" kể từ khi 2 động cơ của Karl Benz được cấp bằng sáng chế năm 1879.

Năm động cơ trong phòng thí nghiệm của Song -Charng Kong thuộc trường Đại học Lowa đã "đi được một quãng đường dài" kể từ khi 2 động cơ của Karl Benz được cấp bằng sáng chế năm 1879.
Kong cùng với sự trợ giúp của 15 sinh viên đã tốt nghiệp ở tất cả các khoa cơ khí, chế tạo máy, động cơ, máy nổ, tự động hoá... đã sáng tạo ra động cơ mới. Đây vẫn là động cơ vòi phun nhiên liệu, bugi đánh lửa và bộ điện, nhưng nó nhanh hơn, mạnh hơn, hiệu quả hơn, tận dụng nhiên liệu tối đa hơn.    
Ông Kong, một giáo sư trợ lý kỹ thuật cơ khí ở trường ĐH Lowa, người nắm giữ bí quyết của nghiên cứu cải tiến động cơ với sự đột phá về tiết kiệm nhiên liệu và phát huy hiệu quả hơn nữa cho biết: "Vẫn còn nhiều việc phải làm để thực hiện cải tiến động cơ. Tất cả những việc làm tích cực này sẽ giúp động cơ được cải thiện một cách đáng kể". Và sự cải tiến nhỏ này trở thành vấn đề đáng ghi nhận, khi mà ở Mỹ hiện nay có hơn 250 triệu xe tải đạt tiêu chuẩn của Hiệp hội vận tải Mỹ, vẫn đang vận chuyển hàng trên tất cả các xa lộ.
Kong và những sinh viên của ông thực hiện nhiều thí nghiệm về động cơ đốt trong. Họ nghiên cứu về những đột phát trong tiết kiệm nhiên liệu ở động cơ chạy dầu. Họ mở rộng nghiên cứu sang mô hình động cơ chạy xăng và thực hiện trên máy tính. Họ kết hợp những ưu điểm, tinh hoa về nghiên cứu, khám phá của hai động cơ để phát triển sang động cơ mới. Họ tối ưu hóa những khiếm khuyết về bộ phận bơm nhiên liệu nằm bên trong buồng đốt của 2 động cơ cũ cho động cơ mới.
Họ làm việc với GS Terry Meyer, trợ lý khoa kỹ thuật cơ khí của trường ĐH Lowa trong việc sử dụng những bộ cảm biến cao tốc, trên nền laze mà có thể ghi lại những hình ảnh về sự phun ra của nhiên liệu và sự đốt cháy của nhiên liệu bên trong buồng đốt. Từ đó có thể tiến hành nghiên cứu quy trình, hoạt động của thiết bị và đưa ra ý tưởng cho sự cải tiến.
Họ nghiên cứu những chất dẻo đã bị hoà tan trong dung dịch dầu của động cơ. Dung dịch của dầu "hành động" như một dung môi trên từng chất dẻo nhất định, nhờ đó Kong phát hiện chất thừa của một vài loại chất dẻo có thể phục hồi, tái sử dụng khi hoà vào nhiên liệu. Và họ nghiên cứu sự đốt cháy của amôniắc trong động cơ. Amôniắc bị đốt cháy tương đối dễ dàng trong buồng đốt, tạo ra khí hy -đrô, nhưng không sản xuất khí gây hiệu ứng nhà kính. Sự đốt cháy amôniắc có thể là tiền đề cho việc phát triển những động cơ hy -đrô mang lại hiệu quả kinh tế cao sau này.
Nghiên cứu của GS Kong còn được hỗ trợ tích cực bởi từ phía Công ty Deere & thành viên, Công ty ôtô Ford, Phòng thí nghiệm Quốc gia thuộc Ban năng lượng Mỹ, tập đoàn tiết kiệm năng lượng và Trung tâm tiết kiệm năng lượng Iowa, có trụ sở tại bang Iowa.
Trong chuyến tham quan phòng thí nghiệm chế tạo động cơ gần đây, điểm đáng chú ý với 2 động cơ này là bugi đánh lửa, hay cải tiến trên xi -lanh phun nhiên liệu của động cơ, GS Kong nói, đây là lý do giải thích tại sao động cơ hoạt động tốt hơn.
"Chúng tôi muốn những động cơ này hoạt động tốt hơn, " GS Kong nói. "Tôi tư duy, quy trình cháy trong hệ thống động cơ đốt trong là quan trọng nhất. Muốn tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng cho đất nước và cho thế giới mỗi ngày, cách duy nhất là tận dụng tối đa nhiên liệu hay nói cách khác đốt cháy cạn kiệt nhiên liệu nạp vào. Và ông kết luận: "Tương lai cho ngành động cơ đốt trong đang được mở ra".
KH (Theo ScienceDaily)