Nghiên cứu đầu tiên về chất xúc tác gây ô nhiễm từ ống xả xe hơi(Thứ ba, 30/06/2009 00:00 GMT+7)

Cơ chế hoá học diễn ra trên bề mặt của một chất xúc tác trong hệ thống ống xả ôtô đã được giải mã, nhờ một kỷ lục tốc độ quan sát được thực hiện bởi Frédéric Thibault-Strarzyk ở Phòng thí nghiệm chất xúc tác và hoá học quang phổ thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS-Ensicaen), hợp tác với trường Đại học Cambridge. Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Science tháng 5/2009.
 

Cơ chế hoá học diễn ra trên bề mặt của một chất xúc tác trong hệ thống ống xả ôtô đã được giải mã, nhờ một kỷ lục tốc độ quan sát được thực hiện bởi Frédéric Thibault-Strarzyk ở Phòng thí nghiệm chất xúc tác và hoá học quang phổ thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS-Ensicaen), hợp tác với trường Đại học Cambridge. Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Science tháng 5/2009.
 

Kết quả nghiên cứu trên cho phép xác định đặc điểm của giai đoạn then chốt trong quá trình phản ứng gây ô nhiễm của chất xúc tác trong xe hơi. Nghiên cứu được hy vọng sẽ giúp các nhà khoa học cũng như các kỹ sư hiểu rõ hơn những cơ chế xúc tác gây ô nhiễm, để giúp họ cải thiện mức độ ô nhiễm mà các ống xả xe hơi thải ra. Đồng thời việc nghiên cứu các chất xúc tác từ kết quả nghiên cứu này cũng rất hữu ích đối với ngành công nghiệp.

 

Chất xúc tác trong ống xả xe hơi là một loại chất rắn, nó biến khí độc hại được tạo ra từ môtơ thành một hỗn hợp khí không độc hại. Mặc dù các chất xúc tác được sử dụng rộng rãi, nhưng những cơ chế hoá học của chúng còn ít được biết đến. Nhằm giúp cải thiện vấn đề ô nhiễm từ chất xúc tác trong ống xả, Frédéric Thibault-Strarzyk đã tạo ra được một kỹ thuật quan sát cho phép hiểu nhiều cơ chế khác nhau của ô nhiễm được sử dụng trong ngành công nghiệp, công việc này vốn rất khó khăn vì phản ứng diễn ra quá nhanh trên bề mặt các chất xúc tác. Do vậy, Frédéric Thibault-Strarzyk đã đưa ra một phương pháp quan sát mới nhờ sử dụng một loại laze đặc biệt có khả năng gửi các xung động cực nhỏ trong một khoảng thời gian 2 micro giây.

theo Techno-Science