Cầu Hooghly (Ấn Độ): Một dạng kết cấu độc đáo(Thứ tư, 05/08/2009 00:00 GMT+7)

Cầu Hooghly vượt sông Hooghly gần cụm đô thị rất lớn của Ấn Độ là Konkata, có dạng kết cấu rất độc đáo, hài hòa với cảnh quan của một địa phương vừa công nghiệp hiện đại vừa cổ kính về lịch sử. Cầu này nằm trên tuyến xa lộ thu phí mang tên "Second Vivekamanda Tollway" dài 6,1 km, nối hai thành phố Konkata và Hao ra (Howrah), do hãng Hoa Kỳ Parsons Brinckerhoff quản lý, hãng Hoa Kỳ "International Bridge Technologies" (IBT) thiết kế.

Cầu Hooghly vượt sông Hooghly gần cụm đô thị rất lớn của Ấn Độ là Konkata, có dạng kết cấu rất độc đáo, hài hòa với cảnh quan của một địa phương vừa công nghiệp hiện đại vừa cổ kính về lịch sử. Cầu này nằm trên tuyến xa lộ thu phí mang tên "Second Vivekamanda Tollway" dài 6,1 km, nối hai thành phố Konkata và Hao ra (Howrah), do hãng Hoa Kỳ Parsons Brinckerhoff quản lý, hãng Hoa Kỳ "International Bridge Technologies" (IBT) thiết kế.
Cầu Hooghly
Tổng giá trị dự toán cầu tới 37 triệu USD, bề dài toàn cầu 880m, được thiết kế theo yêu cầu tạo được "dấu ấn riêng" cho khu công nghiệp và di tích lịch sử nổi tiếng này, nên có nhiều nét khác lạ về tạo dáng kiến trúc mỹ quan và đổi mới về kết cấu cảnh quan tổng thể đòi hỏi cầu không được cao, đường nét cấu tạo thanh nhã, nên phương án được chọn là dây văng liên hợp với dầm hộp dự ứng lực kéo sau (extradosed bridge). Loại cầu này đã được sử dụng ở Nhật Bản và mới có 3 công trình như thế ở Châu Á, song nếu tính số khẩu độ thì đây là công trình nhiều nhịp thuộc loại này đầu tiên ở Châu Á.
Cầu có 7 nhịp khẩu độ 110m và 2 nhịp 55m, thi công theo phương thức hẫng cân bằng. Riêng về phần móng trụ thì do Công ty tư vấn New Delhi thiết kế, đó là giếng chìm tròn đường kính 11m,cao 45m, vách dày 2m. Loại kết cấu móng này rất thông dụng ở Ấn Độ, nhưng ngành xây dựng cầu Hoa Kỳ ít dùng (dự kiến phải mất 6 đến 8 tháng mới hạ giếng đến độ sâu thiết kế).
Tháp để liên kết dây văng chỉ cao 14m, rộng 2m, tức là rất thanh mảnh so với tháp thông dụng cầu dây văng. Một đặc sắc nữa là nếu ở đa số cầu văng thường sử dụng hai mặt dây văng liên kết với hai mép ngoài của dầm cứng, thì ở cầu Hooghly chỉ dùng một mặt phẳng liên kết dây văng vi tim dọc dầm. Có 8 dây văng ở mỗi tháp, thi công bằng cáp 63 đến 73 tao; đường kính 15 mm mỗi tao.
Cư dân sở tại không muốn cầu mới cao vượt thánh đường ở gần bờ sông, nên dầm hộp chỉ cao 6m, nghĩa là thấp hơn bình thường 2,5m nhờ vậy cũng xấp xỉ cao độ cầu Hooghly đường sắt đang khai thác.
Hãng thầu IBT cho biết quy phạm thiết kế hiện hành ở Ấn Độ dựa theo Quy cách Anh, một số điểm chưa được cập nhật và không phù hợp với Quy phạm Hoa Kỳ, nên đã phải châm chước sau khi trưng cầu tư vấn của cơ quan AASHTO.
Theo Civil Eng.