Xung quanh công nghệ dòng điện xoáy để hãm khẩn cấp đoàn tàu cao tốc(Thứ hai, 24/08/2009 00:00 GMT+7)

Cùng với bước tiến rất nhanh của đường sắt cao tốc khắp thế giới, việc dùng dòng điện xoáy để hãm tàu đang được chú trọng. Nguyên tắc vật lý của công nghệ này đã được nhà bác học Pháp Foucault khám phá giữa thế kỷ XIX, và bằng phát minh đầu tiên được cấp năm 1892. Nói thật sơ lược thì nguyên lý hãm đại khái như sau. Dòng điện xoáy là dòng điện cảm ứng phát sinh trong khối kim loại, đó là hiện tượng có hại vì tốn điện năng và làm nóng máy, nhưng lại có thể giúp động năng đoàn tàu biến thành nhiệt năng rồi chuyển xuống đường ray.

Cùng với bước tiến rất nhanh của đường sắt cao tốc khắp thế giới, việc dùng dòng điện xoáy để hãm tàu đang được chú trọng. Nguyên tắc vật lý của công nghệ này đã được nhà bác học Pháp Foucault khám phá giữa thế kỷ XIX, và bằng phát minh đầu tiên được cấp năm 1892. Nói thật sơ lược thì nguyên lý hãm đại khái như sau. Dòng điện xoáy là dòng điện cảm ứng phát sinh trong khối kim loại, đó là hiện tượng có hại vì tốn điện năng và làm nóng máy, nhưng lại có thể giúp động năng đoàn tàu biến thành nhiệt năng rồi chuyển xuống đường ray.
Hiện nay công nghệ dòng điện xoáy đã được dùng ở nhiều thiết bị điện, kể cả máy "vui chơi giải trí', tức hãm đạt tới 1000kN, với đường sắt công nghệ này có nhiều ưu điểm, đặc biệt là không cần tiếp xúc ma sát, tức là không mòn, cũng không ảnh hưởng đến sức bám giữa bánh xe với ray bất kể điều kiện ẩm ướt, không gây ồn, không tốn nhiều công bảo trì... Tiếc thay, còn một số bất lợi chưa khắc phục xong, đặc biệt là hiện tượng giao thoa với hệ tín hiệu và điều khiển chạy tàu. Điều này cắt nghĩa vì sao khắp châu Âu với bao đường sắt cao tốc chỉ duy nhất cơ quan đường sắt DB của Đức đưa công nghệ này vào sử dụng thương mại.
DB hiện đang bị hãm dòng điện xoáy cho 67 đoàn tầu ICE với 536 bộ hãm. Năm 2000 đã dùng, nhưng chỉ ở các tuyến mà các hệ điều khiển chạy tàu và tín hiệu cho phép; rồi đến năm 2006 dùng ở một số tuyến đặt trên tấm đan (không ba lát) với kết cấu hạ tầng đủ sức chống nhiệt do lực hãm gây nên. Tàu ICE chạy trên tuyến LGV Est của Pháp cũng được Pháp dùng loại hãm này.
Bộ hãm ICE gồm các thanh nam châm cách mặt ray 6 đến 7 mm, cứ chạy 144.000 km mới phải điều chỉnh để giữ đúng khoảng cách ấy. Lợi ích kinh tế thu được rất đáng kể chủ yếu do giảm mòn. Riêng đối với các đoàn ICE, mỗi năm DB phải tốn 2 triệu euro để thay lớp bọc hãm phanh đã ma sát kiểu cũ. Nếu dùng hãm dòng đệm xoáy, chỉ 7 năm là đủ hoàn vốn nhờ giảm tu bổ và vận hành, tuổi thọ có thề tới 25 năm, nên DB chủ trương tiếp tục mở rộng.
Tại Nhật Bản, các hãng Mitsubishi và Toshiba, tại Hàn Quốc hãng Huyndai - Rotem cũng đang thử nghiệm nhưng chưa rõ bao giờ và tuyến nào sẽ ứng dụng.
Theo Railw.Gaz.Int