Ga trung tâm Berlin – Khu ga lớn nhất Châu Âu(Thứ sáu, 25/09/2009 00:00 GMT+7)
Ngày 26/5/2006, tại Berlin khánh thành khu đầu mối đường sắt (Hauptbahnhof) sau 12 năm thiết kế và thi công với tổng giá trị 850 triệu USD được coi là khu ga lớn nhất và hiện đại nhất châu âu gắn liền với giai đoạn tái thống nhất hai nước Đức. Ga ở gần toà nhà Hạ Viện, dinh Thủ tướng, cổng Brandenburg, ngay trên khu đất trước đây là Bức tướng Berlin. Khu đầu mối còn nối các tuyến đường sắt Bắc - Nam và Đông - Tây phục vụ hội nhập các nước châu Âu.
Ngày 26/5/2006, tại Berlin khánh thành khu đầu mối đường sắt (Hauptbahnhof) sau 12 năm thiết kế và thi công với tổng giá trị 850 triệu USD được coi là khu ga lớn nhất và hiện đại nhất châu âu gắn liền với giai đoạn tái thống nhất hai nước Đức. Ga ở gần toà nhà Hạ Viện, dinh Thủ tướng, cổng Brandenburg, ngay trên khu đất trước đây là Bức tướng Berlin. Khu đầu mối còn nối các tuyến đường sắt Bắc - Nam và Đông - Tây phục vụ hội nhập các nước châu Âu.
Ga Berlin xứng đáng được đánh giá cao như vậy không chỉ do lượng khách phục vụ (mỗi ngày 30 vạn lượt) mà còn nhờ rất nhiều nét đẹp độc đáo về kiến trúc, giải pháp thiết kế và xây lắp tiên tiến, vật liệu hiện đại,... vượt hẳn các ga lớn khác ở châu Âu.
Mặt bằng tầng hầm thứ 2 – ga trung tâm Berlin
Các đoàn tàu chạy trên các tuyến Đông - Tây qua Berlin bằng một cầu vượt dài 1000m và dừng ở sân ga cao 10m trên mặt đất. Một mái vòm bằng kính dài 320m chạy suốt dọc ke ga, đảm bảo an toàn trong mọi thời tiết và ban đêm tỏa ra mảng sáng dịu rất mỹ quan.
Các đoàn tẩu chạy trên các tuyến Bắc - Nam qua Berlin bằng hầm ngầm dài 4km và đường ở sân ga dài 160m rộng 40 m ở dưới mặt đất 15m. Song song với hướng này là hai cao ốc 2 tầng làm văn phòng khu ga, và giữa đó là cổng dài 213m, rộng 41,2m với các địa điểm đỗ thương mại, dịch vụ đường sắt. Từ đây các thang máy đưa đến 8 ke lên tàu Bắc và Nam.
Cầu vượt gồm hai cầu đường đôi và một cầu đường đơn, tạo thành hề rộng từ 18m đến 74m để khớp với ke. Tại nút phía Đông là cầu vượt trên cảng Humboldt dài 240m tĩnh không rộng 60m để tầu thuỷ qua lại. Đây là cầu vòm đa giác bằng ống thép đường kính 660m, thành ống dày 100mm, mặt cầu bằng bê tông dự ứng lực dầy 1,7m. Những đoạn cầu khác cũng dùng ống thép tròn tương tự chứ không dùng trụ bê tông.
Tóm lại các công trình được bố trí để thể hiện ý đồ thiết kế mặt bằng và không gian là: cầu vượt Đông - Tây trùm lên cầu vượt, giữa hai cao ốc là cổng. Như vậy, gần như mọi tuyến đi /đến chụm vào giữa hai cao ốc.
Về vật liệu, đã cố gắng dùng các loại hiện đại vừa tiện nghi vừa gọn nhẹ, thanh nhã, cố tránh những cột bê tông quá nặng nề, vừa hạn chế tầm nhìn vừa dễ hư hại. Muốn vậy, cần sử dụng cả thép đúc chứ không nhất loạt dùng thép cán (vì khó tạo hình) để đảm bảo chuyển tiếp giữa các bộ phận kết cấu. Song cầu đường sắt có đặc điểm là chỉ hoạt tải chu kỳ, tức là vật liệu cần đạt độ bền mỏi cao, cho nên chất lượng thép đúc phải đạt yêu cầu đặc biệt, nhất là ở các bản liên kết với thép cán. Đây là trường hợp đầu tiên ở Đức, có lẽ ở khắp thế giới, đã giải quyết thành công vấn đề nâng cao tính năng thép đúc.
Trên các ke hưởng Đông - Tây, có mái vòm kính rộng từ 59 đến 66m, cao từ 14,5m đến 16,5m đổ bằng mạng cáp và thép hình chữ T tạo thành các ô có 1,5 x 1,7m. Mái vòm các tuyến Bắc - Nam và cổng vào cũng lắp kính để gây ấn tượng thoáng rộng và nhẹ nhàng, song vẫn đảm bảo sức chống rung khi các đoàn tàu lăn bánh. Việc xây lắp gặp nhiều phức tạp vì nhiều đoạn phải thực hiện ngay trên các tuyến đang chạy tầu, kể cả khi thi công văn phòng khu ga, qua đó nẩy sinh nhiều giải pháp rất sáng tạo và rất ấn tượng. Tất cả đã góp phần xây dựng khu ga độc đáo về nghệ thuật kiến trúc và hiện đại về công nghệ.
Theo Civil Eng.