Tuyến đường bộ Galway - Dublin, Ireland(Thứ tư, 13/10/2010 00:00 GMT+7)
Tuyến đường bộ Galway đến Dublin là tuyến hành lang liên đô thị đầu tiên nối hai thành phố ở Ireland. Tuyến hành lang này, còn gọi là đường cao tốc M6, được xây dựng với chi phí ước tính khoảng 427 triệu €. Tổng chiều dài của tuyến đường từ phía đông tới bờ biển phía tây của đất nước là 194km. Đây là một trong những dự án xây dựng lớn nhất trong lịch sử của Ireland cũng như đường lớn nhất dự án xây dựng ở phía tây của Ireland.
Tuyến đường bộ Galway đến Dublin là tuyến hành lang liên đô thị đầu tiên nối hai thành phố ở Ireland. Tuyến hành lang này, còn gọi là đường cao tốc M6, được xây dựng với chi phí ước tính khoảng 427 triệu €. Tổng chiều dài của tuyến đường từ phía đông tới bờ biển phía tây của đất nước là 194km. Đây là một trong những dự án xây dựng lớn nhất trong lịch sử của Ireland cũng như đường lớn nhất dự án xây dựng ở phía tây của Ireland.
Tuyến đường đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ireland khánh thành ngày 18 tháng 12 năm 2009. Dự án do Cơ quan Đường bộ Quốc gia Ireland thực hiện và hoàn thành trước thời hạn bốn tháng.
Trước khi tuyến đường được xây dựng, Galway và Dublin đã được liên kết bằng tuyến giao thông xấu, không phù hợp với khối lượng lớn giao thông. Giao thông quá tải đã dẫn đến ùn tắc và nghẽn hoàn toàn tuyến đường.
Đường cao tốc M6 đoạn qua Galway
Dự án đường bộ là một phần trong kế hoạch của chính phủ để cải thiện hệ thống giao thông của đất nước và nằm trong kế hoạch Giao thông vận tải 21.
Thời gian đi lại giữa Dublin và Galway đã được giảm xuống hai giờ khi di chuyển với tốc độ 100 km/h trên xa lộ. Điều này sẽ sẽ giúp cải thiện tình hình kinh doanh, du lịch, đặc biệt là du lịch đường bộ trong nước. Tuyến đường Galway-Dublin là một tuyến đường 2 chiều, mỗi chiều 2 làn đường, giới hạn tốc độ tối đa 120km/h.
Toàn bộ tuyến đường có sáu nút giao cắt đó là tại Coolagh của thành phố Galway, Glennascaul thuộc làng Oranmore, Athenry, Carrowkeel tại thị trấn Loughrea / Kiltullagh, Tây Balinasloe và Tulrush (Đông Balinasloe) cả hai ở thành phố Balinasloe. Đây đều là những nút giao cắt khác mức.
Dự án này lần đầu tiên được thủ tướng Ireland công bố vào năm 1999. Tuyến M6 được xây dựng trong vòng bốn năm từ 2005 đến 2009 chia làm năm đoạn Kinnegad - Tyrellspass; Tyrellspass - Kilbeggan; Kilbeggan - Athlone; Athlone - Ballinasloe; và Ballinasloe – Galway. Các đoạn đều được thi công gói gọn.
Đoạn Kinnegad - Tyrellspass thông xe ngày 05/12/2006, đoạn Tyrellspass - Kilbeggan ngày16/5/2007, và đoạn Kilbeggan – Athlone thông xe ngày 16/7/2008. Ba phần đường ban đầu được thông xe cả 2 chiều trở thành một phần của tuyến N6 và là tuyến đường quốc gia đầu tiên ở Ireland.
Việc xây dựng trên đoạn Athlone - Ballinasloe bắt đầu ngày 03/9/2007. Đoạn đường dài 19km được xây dựng thành đoạn đường 2 chiều chất lượng cao (HQDC) có nút giao cắt khác mức. Đoạn đường được thông xe ngày 23/7/2009 và đã được chỉ định là đường cao tốc vào tháng 8/2009.
Đoạn cuối cùng của đường cao tốc M6 là một đoạn đường dài 56km từ Ballinasloe đến Galway. Đây là đoạn đường lớn thứ hai trong kế hoạch Giao thông 21. Việc khởi công được tiến hành năm 2007 và hoàn thành vào tháng 12/2009. Đoạn đường này sẽ được thu phí và việc xây một trạm thu phí sẽ được thực hiện gần làng Cappataggle.
Do tuyến đường phải băng qua một con sông lớn và có ba điểm giao cắt với đường sắt do vậy một số cầu đường bộ đã được xây dựng. Tổng số có khoảng 30 cầu đường bộ, một cây cầu đi bộ và chín vòng xoay tại các nút giao trên toàn tuyến. Dọc tuyến đường cứ 1,5km người ta lại dựng một biển báo số điện thoại SOS.
Trạm thu phí tuyến M6 đặt tại Cappataggle có năm làn xe cho mỗi hướng. Nó bao gồm một làn cao tốc, và hai làn thu phí tự động và hai làn thu phí thủ công. Các làn đường này phục vụ suốt cả ngày. Giới hạn tốc độ ở trạm thu phí là 50km/h.
Theo Roads & Bridges