Cỡ của các con tàu: Từ Handymax đến ULCC(Thứ tư, 31/10/2007 00:00 GMT+7)

Ngày nay, dù chúng ta đã có những bước tiến lớn trong phát triển đội tàu về số lượng và chủng loại nhưng bên cạnh đó cũng cần phải quan tâm đến chất lượng. Bởi vì chất lượng quyết định giá thành vận chuyển của một đơn vị hàng hóa, tức hiệu quả khai thác và năng lực cạnh tranh của tàu và của đội tàu, chỉ số quan trọng quyết định thương hiệu vận tải biển. Thiết nghĩ, các nhà kinh doanh vận tải biển cần phải phấn đấu để đạt tư cách "Nhà vận tải" (Carrier) chứ không phải đơn giản là ”chủ tàu” (Shipowner) thôi. Chủ tàu chỉ là những người có tiền, sở hữu tàu, còn việc kinh doanh lại cơ bản phụ thuộc vào các nhà vận tải thuê tàu của họ dưới các hình thức khác nhau như: thuê chuyến, thuê định hạn hay thuê tàu trần...

Ngày nay, dù chúng ta đã có những bước tiến lớn trong phát triển đội tàu về số lượng và chủng loại nhưng bên cạnh đó cũng cần phải quan tâm đến chất lượng. Bởi vì chất lượng quyết định giá thành vận chuyển của một đơn vị hàng hóa, tức hiệu quả khai thác và năng lực cạnh tranh của tàu và của đội tàu, chỉ số quan trọng quyết định thương hiệu vận tải biển. Thiết nghĩ, các nhà kinh doanh vận tải biển cần phải phấn đấu để đạt tư cách "Nhà vận tải" (Carrier) chứ không phải đơn giản là ”chủ tàu” (Shipowner) thôi. Chủ tàu chỉ là những người có tiền, sở hữu tàu, còn việc kinh doanh lại cơ bản phụ thuộc vào các nhà vận tải thuê tàu của họ dưới các hình thức khác nhau như: thuê chuyến, thuê định hạn hay thuê tàu trần...
Nhà kinh doanh vận tải biển cần có trong tiềm thức của tư duy khai thác Handy và Handymax, Aframax, Panamax, Seawaymax, Suezmax, Capesize, VLCC và ULCC. Nếu chưa nghĩ đến các khái niệm của các loại tàu kể trên xem ra trình độ kinh doanh chưa đạt tầm quốc tế
Nói chung, một con tàu thường được xếp vào một cỡ nào đó và có nhiều cỡ tàu khác nhau. Để đơn giản hóa khái niệm, sau đây là danh sách các nhóm cỡ tàu được cộng đồng hay sử dụng trong hoạt động hàng hải.
Handy và Handymax: theo truyền thống, chủ lực của thị trường tàu chở hàng khô xô, tàu Handy và Handymax thông dụng có trọng tải 60.000 DWT trở xuống. Tàu Handymax tiêu biểu dài khoảng 150 đến 200m, và đôi khi bị hạn chế về bến tàu hàng dạng khô xô đặc biệt (các bến như vậy ở Nhật Bản chỉ cho tàu dưới 190m cập cầu). Thiết kế của các tàu Handymax hiện tại với cỡ tàu tiêu biểu là 52.000 đến 58.000 DWT, có 5 hầm hàng và 5 cần cẩu có khả năng cẩu được 30 khối hàng.
Aframax: Tàu chở đầu thô và đầu sản phẩm trọng tải khoảng 80.000 - 120.000 DWT. Đây là cỡ tàu lớn nhất theo hệ thống phân loại tàu dầu AFRA. (Average Freight Rate Assessment)
Panamax: Tàu Panamax là loại tàu lớn nhất có thể được chấp nhận đi qua kênh đào Panama, khái niệm này có thể áp dụng cho cả tàu hàng khô và hàng lỏng. Kích thước được xác định bằng kích thước của các khoang tập kết của kênh. Mỗi khoang này rộng 33,53m và dài 320m. Chiều dài sử dụng của mỗi khoang là 304,6m. Độ sâu trong các khoang tập kết là khác nhau, nhưng độ sâu thấp nhất là tại phía Nam lối vào của Pedro Miguel Locks, chỉ là 12,55m, tại Miraflores Lake level có độ sâu bình quân 16,61 m. Chiều cao của cầu Bridge of the Americas at Balboa được lấy để giới hạn độ cao lớn nhất của tàu.
Seawaymax: Thuật ngữ Seawaymax dùng cho các tàu có kích thước lớn nhất có thể đi lọt phần hẹp nhất của kênh St Lawrence Seaway.
Tàu Seawaymax dài tối đa 226m và rộng 24m, mớn nước tối đa 7,92m. Một số tàu lớn hơn cỡ này hành trình từ Great Lakes nhưng không thể chạy đến Đại Tây dương. Kích thước của các đoạn thắt hạn chế cỡ tàu và kéo theo hạn chế lượng hàng hóa chúng có thể chuyên chở. Kỷ lục lưng hàng lớn nhất được ghi nhận của tàu Seawaymax là 28.502 tấn quặng sắt, trong khi kỷ lục của tàu chạy qua các đoạn thắt của Great Lakes Waterway là 72.351 tấn. Tuy vậy phần lớn các tàu mới chạy trong vùng Great Lakes được đóng tới giới hạn Seawaymax nhằm nâng cao tính linh hoạt bằng cách cho phép khả năng chạy ở ngoài khu vực.
Suezmax: Suezmax là những tàu có kích thước đạt mức tối đa về giới hạn của kênh đào Suez, tuy vậy khái niệm này đã mở rộng hơn. Trước 1967, kênh đào Suez chỉ có thể nhận được tàu dầu trọng tải tối đa 80.000 DWT. Sau khi chiến tranh chấm đứt, kênh mở lại với nhiều thay đổi đối với các điểm thắt toàn kênh, trọng tải tối đa được tăng lên đến 200.000 DWT
Capesize: Capesize hàm ý đến một tiêu chuẩn mập mờ có đặc điểm chung là không có khả năng hoạt động cả ở kênh đào Panama và cả ở kênh đào Suez, không biết trọng tải là bao mà chỉ quan tâm đến kích thước.
Những tàu này hoạt động ở những cảng nước sâu, làm các loại hàng ở dạng thô như là quặng sắt và than. Vì lý do trên tàu Capesize thường hành trình qua lối mũi Cape Horn (Nam Mỹ) hay Cape of Good Hope (Nam Phi).
Cỡ các tàu này thường trong giới hạn 80.000- 175.000 DWT. Do kích thước lớn, các tàu này thường chỉ ghé vào một số cảng trên thế giới có hạ tầng kỹ thuật thích hợp.
VLCC: Các tàu chở dầu thô rất lớn, VLCC có trọng tải 150.000-320.000 DWT. Các tàu này cho ta lựa chọn khác nhau trong sử dụng cầu bến vì nhiều bến có thể chấp nhận được mớn của chúng. Các tàu này thường được sử dụng chở hàng đến các cảng bị giới hạn về độ sâu chủ yếu cảng ở khu vực Địa Trung Hải, Tây Phi và Biển Bắc. Chúng có thể qua kênh Suez khi không tải.
ULCC: Các tàu chở dầu thô cực lớn, ULCC, có trọng tải 320.000-550.000 DWT. Chúng được sử dụng ch dầu thô trên các tuyến đường dài từ vịnh Pécxích đến châu Âu và Đông Á, qua Cape of Good Hope hoặc eo biển Malacca. Vì lý do của kích cỡ, loại tàu này yêu cầu các bến chuyên dụng
 Theo Tạp chí hàng hải 10/2007