Công ước AFS 2001(Thứ hai, 03/06/2013 07:44 GMT+7)
Công ước AFS 2001 có hiệu lực từ ngày 17 tháng 9 năm 2008. Hiện tại đã có 48 quốc gia với đội tàu có tổng dung tích chiếm 75,27% tổng dung tích đội tàu thế giới tham gia Công ước và yêu cầu bắt buộc áp dụng các quy định của Công ước đối với các tàu tham gia vào lãnh hải của mình. Các quốc gia này có thẻ từ chối không cho các tàu không tuân thủ Công ước AFS vào cảng của mình.
Công ước AFS 2001 có hiệu lực từ ngày 17 tháng 9 năm 2008. Hiện tại đã có 48 quốc gia với đội tàu có tổng dung tích chiếm 75,27% tổng dung tích đội tàu thế giới tham gia Công ước và yêu cầu bắt buộc áp dụng các quy định của Công ước đối với các tàu tham gia vào lãnh hải của mình. Các quốc gia này có thẻ từ chối không cho các tàu không tuân thủ Công ước AFS vào cảng của mình.
Hệ thống chống hà (Anti-Flouring System – AFS) sử dụng cho tàu có nguy cơ độc hại cao và có tác động xấu về mặt sinh thái và kinh tế đối với các loài sinh vật biển; sức khỏe con người cũng bị ảnh hưởng nếu sử dụng các sinh vật biển bị nhiễm sơn chống hà làm thức ăn. Các AFS có chứa các hợp chất hữu (các hợp chất cơ thiếc – Tributhyl thiếc) là các bi-o-xit (TBT) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển. Nhằm mục đích loại bỏ các sơn chống hà có tác động tiêu cực đối với môi trường biển, Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã thông qua Công ước quốc tế về kiểm soát các hệ thống chống hà độc hại của tàu (AFS 2001) vào ngày 05 tháng 10 năm 2001.
Đến ngày 01 tháng 01 năm 2008, tất cả các AFS đang sử dụng cho các tàu có chứa TBT phải được loại bỏ hoặc phải được bao phủ bằng một lớp sơn khác không có chứa TBT bên ngoài để ngăn cách chúng với môi trường.
Về cơ bản, đội tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế có khả năng chấp hành công ước AFS. Hơn nữa, việc gia nhập công ước AFS sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đội tàu Việt Nam hoạt động tuyến quốc tế, cũng là cơ sở pháp lý để kiểm soát các tàu nước ngoài khi đến cảng của Việt Nam, thể hiện rõ sự quan tâm và chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam và cũng đồng thời góp phần tích cực hơn vào hoạt động bảo vệ môi trường biển.
MT