Năm 2012, Đường sắt Việt Nam phấn đấu vận chuyển 1,7 triệu tấn apatit(Thứ tư, 22/02/2012 07:47 GMT+7)
Vận chuyển apatit có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của Đường sắt Việt Nam cũng như Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (TĐHCVN). Trong nhiều năm qua, Đường sắt Việt Nam và TĐHCVN đã có sự phối hợp tốt trong công tác nâng cao khối lượng vận chuyển apatit, đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn hàng hóa...
Vận chuyển apatit có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của Đường sắt Việt Nam cũng như Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (TĐHCVN). Trong nhiều năm qua, Đường sắt Việt Nam và TĐHCVN đã có sự phối hợp tốt trong công tác nâng cao khối lượng vận chuyển apatit, đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn hàng hóa...
Nếu như năm 2003, tổng khối lượng vận tải apatit trên Đường sắt Việt Nam mới chỉ đạt 650.000 ngàn tấn thì năm 2011 đã đạt 1.580.000 tấn, tăng 143% so với năm 2003 (tương đương 930.000 tấn) và tăng 11,3% so với năm 2010. Năm 2012, Đường sắt Việt Nam phấn đấu vận chuyển 1,7 triệu tấn apatit. Tuy nhiên để đạt được sản lượng này, Đường sắt Việt Nam và TĐHCVN đã thực hiện nhiều biện pháp giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong năm 2011, cũng như thống nhất các biện pháp triển khai năm 2012.
Ga Xuân Giao A (đường sắt VN) là ga chuyên tác nghiệp dồn dịch, lập tàu hàng chuyên chở quặng apatit đi các nhà máy, cơ sở sản xuất phân bón trong cả nước (Sufe Lâm Thao, Phân lân Văn Điển, Ninh Bình, DAP Đình Vũ...) nhưng năng lực khai thác thấp, chỉ có 4 đường với năng lực thiết kế hạn chế (dung lượng sử dụng đường ngắn, đường dài nhất là 334 mét với sức chứa 23 toa xe) và chỉ đáp ứng được khả năng khai thác khoảng 900.000 tấn/năm. Hiện nay, trong công tác khai thác vận tải đường sắt đã cơ bản sử dụng hết năng lực chạy tàu của Ga Xuân Giao A. Trước thực tế này, TĐHCVN đã chỉ đạo Công ty TNhàng hóa MTV Apatit Việt Nam hỗ trợ tối đa Đường sắt Việt Nam. Cụ thể: Cho Ga Xuân Giao A gửi toa xe (khoảng 100 toa xe); đảm nhận vệ sinh toa xe trong đường sắt mỏ (Ga Xuân Giao B); để Ga Xuân Giao A tổ chức lập tàu trong Ga Xuân Giao B của đường sắt mỏ; tăng cường các biện pháp kiểm soát trong lượng xếp hàng... Các nhà máy tiếp nhận apatit đã nâng cao được năng lực dỡ hàng nên cơ bản đã chấm dứt tình trạng đọng dỡ gây kéo dài thời gian đỗ đọng toa xe. Kịp thời thông báo cho đường sắt VN các sự cố, trở ngại trong mỏ cũng như tại các nhà máy nên đường sắt VN đã chủ động điều tiết linh hoạt việc xếp hàng, hạn chế tình trạng đọng xe.
Đồng thời, đường sắt VN tích cực thực hiện các giải pháp: Tiếp tục duy trì thường xuyên kế hoạch chạy 7 đôi tàu chuyên luồng/ngày để vận chuyển apatit; 100% các đoàn tàu hàng sử dụng thiết bị đuôi tàu nên đã bỏ toa xe trưởng tàu và nâng được sức chở của đoàn tàu. Tập trung huy động toa xe có chất lượng cao, tải trọng lớn và cho phép vận dụng toa xe của chủ hàng, khách hàng đầu tư để vận chuyển apatit. Cho phép các toa xe chở apatit được xếp hàng không vượt quá 5% và thấp hơn 95% tải trọng toa xe để hạn chế việc sang tải. Chỉ đạo Công ty Vận tải hàng hóa đường sắt thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng khai thác, vận dụng toa xe chuyên dùng vận chuyển apatit theo đúng quy định, không sử dụng toa xe chuyên chở apatit để vận chuyển hàng trái tuyến. Trung tâm Điều hành VTđường sắt điều xe cấp rỗng cho Ga Xuân Giao B xếp hàng tối thiểu bình quân 150 toa xe/ngày; kịp thời dồn kéo ra Ga Xuân Giao A để lập tàu...
Hiện tại, khả năng vận chuyển apatit bình quân mới đạt 33,4 tấn/toa xe. Để tiếp tục nâng khối lượng vận chuyển apatit trong điều kiện năng lực khai thác đã tới hạn, vừa qua, lãnh đạo Đường sắt Việt Nam và TĐHCVN đã thống nhất cần thiết phải đầu tư cải tạo, đóng mới thêm toa xe có sức chở (tải trọng) lớn (40 tấn/xe). Đường sắt Việt Nam đã giao nhiệm vụ cho Công ty Vận tải hàng hóa đường sắt là đầu mối, thống nhất với đơn vị được TĐHCVN giới thiệu để bàn về hợp tác đầu tư cải tạo 200 toa xe có tải trọng lớn vận chuyển apatit trong năm 2012.
Ngoài ra, Đường sắt Việt Nam và TĐHCVN cũng thống nhất thực hiện nhiều biện pháp khác: Đường sắt Việt Nam, ưu tiên xây dựng kế hoạch chạy tàu, chỉ huy điều hành đảm bảo 7 đôi tàu chuyên luồng/ngày vận chuyển apatit từ Xuân Giao đến các cơ sở sản xuất phân bón theo kế hoạch phân bổ sản lượng của TĐHCVN. Trên cơ sở đề nghị của Công ty Vận tải hàng hóa đường sắt , Trung tâm Điều hành Vận tải đường sắt ưu tiên điều xe đáp ứng nhu cầu vận chuyển apatit. Công ty Vận tải hàng hóa đường sắt phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam chỉ đạo Ga Xuân Giao A và Xí nghiệp đường sắt mỏ cấp xe xếp hàng hợp lý, không gây đọng xe trong đường sắt mỏ, đồng thời không gây đọng dỡ tại các nhà máy sản xuất phân bón.
Đối với TĐHCVN, căn cứ vào kế hoạch sản lượng 2 bên đã thống nhất, TĐHCVN phân bổ và cung cấp kịp thời thông tin để Đường sắt Việt Nam phối hợp thực hiện. Chỉ đạo các đơn vị thành viên tiếp tục thực hiện tốt việc dỡ hàng, trả toa xe theo quy định, không làm hư hỏng toa xe. Để hạn chế việc phải san tải hàng hóa (apatit), gây đọng toa xe, Đường sắt Việt Nam đề nghị TĐHCVN chỉ đạo Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam nâng cao kỹ thuật xếp hàng, cân hàng tại nơi xếp. Thực hiện các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian toa xe tác nghiệp trong đường sắt mỏ, phấn đấu giảm xuống dưới 16 giờ/xe (đã có thời điểm lên tới 24,69 giờ/xe). Chỉ đạo Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam đầu tư thiết bị và xây dựng các giải pháp trong việc tổ chức xếp hàng, đảm bảo giám sát nghiêm ngặt tải trọng xếp hàng cho phép theo quy định. Phối hợp chặt chẽ với Chi nhánh Vận tải hàng hóa Lào Cai (Công ty Vận tải hàng hóa đường sắt ) trong việc tổ chức lập tàu, đưa xe xếp dỡ, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Với những biện pháp cụ thể, tích cực, kịp thời, sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa Đường sắt Việt Nam và TĐHCVN... tin tưởng, năm 2012, sản lượng vận chuyển apatit trên Đường sắt Việt Nam sẽ đạt khối lượng 1,7 triệu tấn đúng thời gian, tiến độ.
Báo đường sắt