Thành lập đường ngang có thời hạn tại Km 169 + 250 tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai(Thứ tư, 10/11/2010 09:05 GMT+7)

Sau khi nghiên cứu, xem xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và Đường sắt Việt Nam về việc thành lập đường ngang có thời hạn tại Km 169 + 250 tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai, ngày 08/11/2010, Bộ Giao thông vận tải đã có Công văn gửi Đường sắt Việt Nam, đồng ý cho phép thành lập đường ngang có thời hạn tại Km 169 + 250 tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai

Sau khi nghiên cứu, xem xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái và Đường sắt Việt Nam về việc thành lập đường ngang có thời hạn tại Km 169 + 250 tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai, ngày 08/11/2010, Bộ Giao thông vận tải đã có Công văn gửi Đường sắt Việt Nam, đồng ý cho phép thành lập đường ngang có thời hạn tại Km 169 + 250 tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai

- Do dự án đầu tư xây dựng công trình đường vành đai thị trấn Cổ Phúc, huyện Chấn Yên, tỉnh Yên Bái (nối từ đường vành đai III thành phố Yên Bái tới đường Yên Bái – Khe Sang) có nút giao giữa đường sắt tuyến Yên Viên – Lào Cai tại Km 169 + 250 (lý trình đường sắt) giao cắt với đường bộ kể trên tại Km 5 + 988.38 (lý trình đường bộ). Do nguồn kinh phí của địa phương còn hạn hẹp, vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông khi chưa có điều kiện xây dựng nút giao khác mức tại vị trí đường ngang này, Bộ Giao thông vận tải đồng ý cho phép thành lập đường ngang cấp II phòng vệ bằng dàn chắn tại Km 169 + 250 tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai, có thời gian sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 (từ năm 2016 trở đi sử dụng giao cắt lập thể cầu đường bộ vượt đường sắt).
- Giao Đường sắt Việt Nam xem xét hồ sơ đề nghị cấp phép, lựa chọn các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế các yếu tố không bảo đảm theo quy định của Điều lệ đường ngang và ra quyết định cho phép thành lập đường ngang phòng vệ bằng dàn chắn tại Km 169 + 250 tuyến đường sắt Yên Viên – Lào Cai.
- Kinh phí khảo sát, thiết kế, xây dựng đường ngang, giải phóng mặt bằng do Ủy ban nhân dân huyện Chấn Yên, tỉnh Yên Bái chi trả cho đơn vị thực hiện.
- Kinh phí quản lý, bảo trì đường ngang và tổ chức phòng vệ đường ngang do Công ty Quản lý đường sắt Yên Lào và Công ty TTTH đường sắt Hà Nội thực hiện bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế theo kế hoạch nhà nước cân đối hàng năm cho Đường sắt Việt Nam.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động phối hợp thực hiện việc cải tạo, nâng cấp đường ngang nói trên để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đường bộ ./.
ĐTH