Lắp đặt camera giám sát giao thông ở trạm thu phí Nam Cầu Giẽ

Thứ tư, 28/11/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Công ty TNHH Hải Châu được hai Ngân hàng đứng ra bảo lãnh là Ngân hàng Sài Gòn Thương tín và Ngân hàng CP An Bình đã trúng thầu mua quyền thu phí trạm Nam Cầu Giẽ, với giá 239,135 tỷ đồng vào hồi tháng 7/2007.
Công ty TNHH Hải Châu được hai Ngân hàng đứng ra bảo lãnh là Ngân hàng Sài Gòn Thương tín và Ngân hàng CP An Bình đã trúng thầu mua quyền thu phí trạm Nam Cầu Giẽ, với giá 239,135 tỷ đồng vào hồi tháng 7/2007. Chưa dứt những dư âm về việc thu phí độc quyền, cửa quyền trong khâu bán vé gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng thì mới đây Cty này đã gây tiếng vang trong dư luận vi dự án lắp đặt camera giám sát giao thông của mình. Trạm thu phí theo dõi bằng hình ảnh trực tuyến đang được Tập đoàn Hải Chảu Việt Nam phối hợp với Cục CSGT Đường bộ- Đường sắt triển khai thí điềm tại trạm thu phí Nam Cầu Giẽ và tuyền đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ dài 48 km. Bằng việc lắp đặt các camera cùng thiết bi chuyên dụng trên đường, hình ảnh, dữ liệu giao thông sẽ được truyền trực tiếp về Trung tâm xử lý d liệu của Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt và Trạm thu phí Nam Cầu Giẽ. Thông qua các phàn mềm đặc biệt, các cơ quan chức năng có thể phát hiện được cả các xe quá tải, quá hạn đang lưu thông, từ đó nhanh chóng truyền lệnh xử lý vi phạm tới các chốt tuần tra giao thông trên đường.
Chương trình giảm sát giao thông này được đánh giá là đem lại lợi ích cho nhiều phía. Ngoài việc giúp Trạm Thu phí phát hiện, bịt các kẽ h gây thất thu phí đường bộ khi phát hiện các trường hợp sử dụng vé giá, sử dụng vé ưu tiên, miễn giảm sai mục đích thì mô hình trạm thu phí bằng hình ảnh còn góp phàn hạn chế TNGT. Mô hình này hoàn toàn có khả năng phát hiện sớm các phương tiện vi phạm Luật Giao thông, cung cấp các bằng chứng xác thực bằng hình ảnh để lực lượng CSGT kịp thời xử lý .
Tập đoàn Hải Châu Việt Nam tự bỏ tiền đầu tư toán bộ hệ thống quản lý, camera giám sát, hệ thống đường truyền, cân điện tử t động trên tuyến đường. Riêng kinh phí duy trì đường truyền từ vị trí trạm thu phí và 10 km đường QL1A trong giai đoạn thử nghiệm ước khoảng 3-4 tỷ đồng/tháng. Tập đoàn Hải Châu vừa có văn bản gửi Thủ tường Chính phủ, Chủ tịch UBATGTQG, Bộ Công an, Bộ GTVT đăng ký xin triển khai mô hình này thành Đề án cấp quốc gia.
Ngoài kinh phí đầu tư thiết bị, phần mềm phân tích thì việc duy trì đường truyền dữ liệu, hinh ảnh của 48 km đường Pháp Vân – Cầu Giẽ về Hà Nội sẽ mất khoảng 100 triệu đồng/tháng.

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)