Lộ trình áp dụng công nghệ giao thông thông minh ITS và thu phí điện tử ETC trong hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam

Thứ tư, 29/07/2009 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sắp tới một số tuyến đường bộ cao tốc đầu tiên sẽ đưa vào khai thác. Đây là những tuyến đường giao thông hiện đại có lưu lượng thông xe lớn tốc độ nhanh, chắc chắn sẽ đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội nhưng đồng thời cũng đặt ra vấn đề lớn về quản lý, vận hành khai thác chúng. Công nghệ ITS đã được ứng dụng ở nhiều nước tiến tiến trên thế giới và khu vực với nhiều ứng dụng tiện ích chủ yếu gồm:
Sắp tới một số tuyến đường bộ cao tốc đầu tiên sẽ đưa vào khai thác. Đây là những tuyến đường giao thông hiện đại có lưu lượng thông xe lớn tốc độ nhanh, chắc chắn sẽ đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội nhưng đồng thời cũng đặt ra vấn đề lớn về quản lý, vận hành khai thác chúng. Công nghệ ITS đã được ứng dụng ở nhiều nước tiến tiến trên thế giới và khu vực với nhiều ứng dụng tiện ích chủ yếu gồm:
Tổ chức mạng lưới thông tin giữa các trung tâm điều hành giao thông; Thông tin điều hành và kiểm soát giao thông trên đường; Thu phí không dừng (ETC); Kiểm soát xe tải trọng nặng; Thông tin về tắc nghẽn và sự cố; Thông tin về thời tiết và tình trạng mặt đường; Thông tin về thời gian đi lại; Hỗ trợ thông tin về xe Bus; Cung cấp thông tin về nơi đỗ xe và thu phí điểm đỗ xe.
Theo báo cáo của Vụ KHCN thì Lộ trình ứng dụng công nghệ ITS ở Việt Nam chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 từ nay đến 2015 mục tiêu gồm các ứng dụng sau:
+ Thống nhất tiêu chuẩn hoá hệ thống ITS toàn quốc.
+ Qui hoạch và xây dựng các trung tâm điều hành và kiểm soát GT tại 3 khu vực Bắc, Trung, Nam.
+ Kiểm soát thông tin trên đường tập trung vào các điểm xung yếu.
+ Thông tin tắc nghẽn giao thông do sự cố.
+ Hỗ trợ và điều hành giao thông trong trường hợp có sự cố.
+ Trao đổi dữ liệu giữa các Trung tâm điều hành để thực hiện việc thông tin, kiểm soát giao thông.
+ Thu phí không dừng và một dừng tại đảo thu phí.
+ Xây dựng hệ thống cân động lực để kiểm soát xe quá tải.
+Trao đổi dữ liệu về các cân động để điều chỉnh tình trạng xe chở quá tải.
- Giai đoạn từ 2015 đến 2020 mục tiêu hoàn thiện và bổ sung thêm các ứng dụng sau:
+ Thông tin tắc nghẽn giao thông (do và không do sự cố ).
+ Thông tin về thời gian đi lại.
+ Thông tin về thời tiết và tình trạng mặt đường.
+ Hỗ trợ kiểm soát và điều hành giao thông.
+ Giám sát xe nặng, xe vận chuyển hàng nguy hiểm.
+ Trao đổi dữ liệu giám sát xe tải giữa các trung tâm.
+ Cung cấp các thông tin về xe Bus.
+ Trao đổi thông tin về xe Bus từ trung tâm đến trung tâm
- Giai đoạn từ 2020 đến 2030 mục tiêu hoàn thiện các dịch vụ trước và bổ sung thêm các ứng dụng sau:
+ Thông tin về sự cố và tắc nghẽn thông qua giám sát liên tục trên toàn tuyến.
+ Thu phí không dừng và cho phép xe chạy suốt (Free Flow).
+ Thu phí đỗ xe và đỗ xe để đi xe Bus.
+ Trao đổi thông tin về thu phí đỗ xe và đi xe Bus giữa các trung tâm điều hành đường bộ
+ Phối hợp xác định tình trạng đường tại các khu đô thị lớn.
Như vậy với việc ứng dụng công nghệ giao thông thông minh không những hỗ trợ tốt công việc vận hành, quản lý, khai thác hệ thống đường cao tốc mà còn hỗ trợ giải quyết đồng bộ các vấn đề tồn tại bức thiết hiện nay của mạng lưới giao thông đường bộ như tình trạng xe quá tải, tình trạng tắc nghẽn giao thông.
ĐT

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)