Hà Nội: An toàn giao thông đường thủy ngổn ngang bất cập

Thứ sáu, 13/07/2012 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Đã thành thông lệ, trước mùa mưa bão hàng năm, Hà Nội lại ra quân kiểm tra, xử lý các vi phạm an toàn giao thông đường thủy. Nhưng tình hình vẫn chưa mấy chuyển biến, các vi phạm tiếp tục tái diễn, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Đã thành thông lệ, trước mùa mưa bão hàng năm, Hà Nội lại ra quân kiểm tra, xử lý các vi phạm an toàn giao thông đường thủy. Nhưng tình hình vẫn chưa mấy chuyển biến, các vi phạm tiếp tục tái diễn, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Ngay trong tháng 6 vừa qua, một vụ tai nạn giao thông đường thủy thảm khốc xảy ra trên tuyến sông Hồng thuộc địa bàn xã Võng La, huyện Đông Anh đã khiến 2 bố con chủ thuyền tử vong. Các vụ tai nạn giao thông đường thủy tuy ít xảy ra nhưng hậu quả thường nghiêm trọng, gây thiệt hại về người. Do đó cần phải kiên quyết xử lý vi phạm, chấn chỉnh lại hoạt động này.

Hà Nội là địa phương có nhiều sông, ngòi, hồ, đập với 69 hồ lớn, nhỏ và 13 con sông, trong đó 3 con sông lớn chiều dài trên 100km chảy qua là sông Hồng, sông Đuống và hạ lưu sông Đà. Ngoài ra còn có các sông như: sông Nhuệ, sông Đáy, Sông Cầu, Cà Lồ, Kim Ngưu...

Bám dọc theo các tuyến sông, dịch vụ bến bãi, khai thác cát, kinh doanh trung chuyển vật liệu xây dưng, bến đò chở khách, kinh doanh trên mặt nước phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường thủy của các cơ sở này vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập.

Tình trạng bến bãi hoạt động không phép tồn tại nhiều năm nay trên địa bàn Hà Nội song qua nhiều đợt kiểm tra, xử lý đến nay hầu như vấn đề này vẫn chưa thay đổi.

Theo số liệu mới nhất của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, đến trước mùa mưa năm 2012, trên các tuyến sông hồ của Hà Nội vẫn còn 109 bến/ 196 bến bốc xếp hoạt động không phép, chiếm tỷ lệ gần 60%. Ngoài ra còn có 50 bến/ 160 bến khai thác, kinh doanh, trung chuyển vật liệu xây dựng hoạt động không phép, chiếm 31%; các bến đò ngang, dọc sông cũng có 25/43 bến không phép, chiếm 58%.

Trong đợt ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ mùa bão lũ trong tháng 6 vừa qua, liên ngành Thanh tra Giao thông Vận tải, Cảnh sát Giao thông đường thủy thành phố đã xử lý 16 trường hợp đưa bến thủy nội địa vào hoạt động không phép.

Tham gia cùng đoàn liên ngành trong một buổi sáng kiểm tra tại 3 cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng ven sông Hồng, thuộc địa bàn các xã Mai Lâm, Đông Hội, huyện Đông Anh thì một cơ sở đã ngừng hoạt động do trốn nợ và một bến hoạt động không phép. Đoàn kiểm tra đã xử phạt vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động bến kinh doanh vật liệu xây dựng không phép này.

Lý giải cho hành vi hoạt động bến thủy không phép, chủ bến Nguyễn Văn Thư cho biết, trước đây bến đã được cấp phép hoạt động nhưng do việc thi công cầu Đông Trù, bến rơi vào hành lang bảo vệ cầu. Chưa được cấp phép nên bến chỉ hoạt động thời vụ, chủ yếu phục vụ thi công cầu Đông Trù. Hiện cơ sở đã hoàn thiện hồ sơ, chờ xong cầu để xin cấp phép mở bến bãi.
Thực tế khi kiểm tra tại các bến kinh doanh vật liệu xây dựng ven tuyến sông Hồng, không ít chủ bến được cấp phép hoạt động đã bức xúc trước tình trạng bến bãi hoạt động không phép, khiến họ không thoải mái khi bị xử lý hành chính đối với các vi phạm đảm bảo an toàn giao thông đường thủy. Song vì những lý do tế nhị, chủ bến lại không dám hoặc tảng lờ việc nêu tên bến hoạt động không phép.

Theo thượng tá Nguyễn Xuân Thọ, Phó trưởng Công an huyện Thường tín, tình trạng vi phạm an toàn giao thông đường thủy trên tuyến sông Hồng vẫn diễn biến phức tạp, lực lượng liên ngành Thanh tra Giao thông, Cảnh sát đường thủy cần xây dựng kế hoạch chi tiết, kỹ lưỡng hơn nữa để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra xử lý và duy trì sau giải tỏa.

Hiện nay, nguyên nhân chính dẫn tới hoạt động lộn xộn của các bến, bãi là do chủ bến chạy theo lợi nhuận hoạt động khi chưa có giấy phép, cố tình vi phạm quy định về đê điều; cơ quan chức năng buông lỏng quản lý hoạt động bến, bãi; việc xử lý các bến, bãi vi phạm ở nhiều nơi còn yếu, kém hiệu quả; nhiều địa phương chưa nhận thức rõ trách nhiệm xử lý vi phạm; chính quyền cấp xã còn có biểu hiện dung túng cho các bến, bãi không phép hoạt động.

Theo chỉ đạo của Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Xuân Tân, trong đợt ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn giao thông đường thủy mùa mưa bão năm nay, các lực lượng chức năng cần xử lý nghiêm hành vi tổ chức bến bãi trái phép, hoạt động không phép, kể cả vận tải thủy nội địa, khai thác cát, vận tải hàng hóa nhằm lập lại trật tự giao thông đường thủy nội địa, hưởng ứng "Năm An toàn giao thông".

Tuy nhiên, việc duy trì kết quả sau kiểm tra, xử lý thế nào để tránh tái diễn lại là điều không đơn giản nếu chính quyền sở tại thờ ơ, thậm chí tiếp tay cho vi phạm thì hoạt động bến bãi không phép. Để chấm dứt tình trạng này, đã đến lúc thành phố cần giao trách nhiệm cụ thể cho các quận, huyện, thị xã, đồng thời tạo điều kiện cấp phép cho các đơn vị đủ điều kiện hoạt động nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, bảo đảm an toàn cho người dân.

Theo TTXVN
Đã thành thông lệ, trước mùa mưa bão hàng năm, Hà Nội lại ra quân kiểm tra, xử lý các vi phạm an toàn giao thông đường thủy. Nhưng tình hình vẫn chưa mấy chuyển biến, các vi phạm tiếp tục tái diễn, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Ngay trong tháng 6 vừa qua, một vụ tai nạn giao thông đường thủy thảm khốc xảy ra trên tuyến sông Hồng thuộc địa bàn xã Võng La, huyện Đông Anh đã khiến 2 bố con chủ thuyền tử vong. Các vụ tai nạn giao thông đường thủy tuy ít xảy ra nhưng hậu quả thường nghiêm trọng, gây thiệt hại về người. Do đó cần phải kiên quyết xử lý vi phạm, chấn chỉnh lại hoạt động này.

Hà Nội là địa phương có nhiều sông, ngòi, hồ, đập với 69 hồ lớn, nhỏ và 13 con sông, trong đó 3 con sông lớn chiều dài trên 100km chảy qua là sông Hồng, sông Đuống và hạ lưu sông Đà. Ngoài ra còn có các sông như: sông Nhuệ, sông Đáy, Sông Cầu, Cà Lồ, Kim Ngưu...

Bám dọc theo các tuyến sông, dịch vụ bến bãi, khai thác cát, kinh doanh trung chuyển vật liệu xây dưng, bến đò chở khách, kinh doanh trên mặt nước phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường thủy của các cơ sở này vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập.

Tình trạng bến bãi hoạt động không phép tồn tại nhiều năm nay trên địa bàn Hà Nội song qua nhiều đợt kiểm tra, xử lý đến nay hầu như vấn đề này vẫn chưa thay đổi.

Theo số liệu mới nhất của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, đến trước mùa mưa năm 2012, trên các tuyến sông hồ của Hà Nội vẫn còn 109 bến/ 196 bến bốc xếp hoạt động không phép, chiếm tỷ lệ gần 60%. Ngoài ra còn có 50 bến/ 160 bến khai thác, kinh doanh, trung chuyển vật liệu xây dựng hoạt động không phép, chiếm 31%; các bến đò ngang, dọc sông cũng có 25/43 bến không phép, chiếm 58%.

Trong đợt ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ mùa bão lũ trong tháng 6 vừa qua, liên ngành Thanh tra Giao thông Vận tải, Cảnh sát Giao thông đường thủy thành phố đã xử lý 16 trường hợp đưa bến thủy nội địa vào hoạt động không phép.

Tham gia cùng đoàn liên ngành trong một buổi sáng kiểm tra tại 3 cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng ven sông Hồng, thuộc địa bàn các xã Mai Lâm, Đông Hội, huyện Đông Anh thì một cơ sở đã ngừng hoạt động do trốn nợ và một bến hoạt động không phép. Đoàn kiểm tra đã xử phạt vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động bến kinh doanh vật liệu xây dựng không phép này.

Lý giải cho hành vi hoạt động bến thủy không phép, chủ bến Nguyễn Văn Thư cho biết, trước đây bến đã được cấp phép hoạt động nhưng do việc thi công cầu Đông Trù, bến rơi vào hành lang bảo vệ cầu. Chưa được cấp phép nên bến chỉ hoạt động thời vụ, chủ yếu phục vụ thi công cầu Đông Trù. Hiện cơ sở đã hoàn thiện hồ sơ, chờ xong cầu để xin cấp phép mở bến bãi.
Thực tế khi kiểm tra tại các bến kinh doanh vật liệu xây dựng ven tuyến sông Hồng, không ít chủ bến được cấp phép hoạt động đã bức xúc trước tình trạng bến bãi hoạt động không phép, khiến họ không thoải mái khi bị xử lý hành chính đối với các vi phạm đảm bảo an toàn giao thông đường thủy. Song vì những lý do tế nhị, chủ bến lại không dám hoặc tảng lờ việc nêu tên bến hoạt động không phép.

Theo thượng tá Nguyễn Xuân Thọ, Phó trưởng Công an huyện Thường tín, tình trạng vi phạm an toàn giao thông đường thủy trên tuyến sông Hồng vẫn diễn biến phức tạp, lực lượng liên ngành Thanh tra Giao thông, Cảnh sát đường thủy cần xây dựng kế hoạch chi tiết, kỹ lưỡng hơn nữa để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra xử lý và duy trì sau giải tỏa.

Hiện nay, nguyên nhân chính dẫn tới hoạt động lộn xộn của các bến, bãi là do chủ bến chạy theo lợi nhuận hoạt động khi chưa có giấy phép, cố tình vi phạm quy định về đê điều; cơ quan chức năng buông lỏng quản lý hoạt động bến, bãi; việc xử lý các bến, bãi vi phạm ở nhiều nơi còn yếu, kém hiệu quả; nhiều địa phương chưa nhận thức rõ trách nhiệm xử lý vi phạm; chính quyền cấp xã còn có biểu hiện dung túng cho các bến, bãi không phép hoạt động.

Theo chỉ đạo của Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Xuân Tân, trong đợt ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn giao thông đường thủy mùa mưa bão năm nay, các lực lượng chức năng cần xử lý nghiêm hành vi tổ chức bến bãi trái phép, hoạt động không phép, kể cả vận tải thủy nội địa, khai thác cát, vận tải hàng hóa nhằm lập lại trật tự giao thông đường thủy nội địa, hưởng ứng "Năm An toàn giao thông".

Tuy nhiên, việc duy trì kết quả sau kiểm tra, xử lý thế nào để tránh tái diễn lại là điều không đơn giản nếu chính quyền sở tại thờ ơ, thậm chí tiếp tay cho vi phạm thì hoạt động bến bãi không phép. Để chấm dứt tình trạng này, đã đến lúc thành phố cần giao trách nhiệm cụ thể cho các quận, huyện, thị xã, đồng thời tạo điều kiện cấp phép cho các đơn vị đủ điều kiện hoạt động nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, bảo đảm an toàn cho người dân.

Theo TTXVN

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)