Đò đu trên dòng Nhuệ Giang

Thứ hai, 20/06/2011 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Xã Mỹ Hưng – huyện Thanh Oai cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km. Trên địa bàn xã, dòng sông Nhuệ Giang đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Để qua sông hàng ngày, hàng trăm lượt khách phải quá giang trên những chuyến đò đu.
Đò đu trên sông Nhuệ không biết đã có từ bao giờ, Theo những người già trong làng kể lại, tuổi đò đu hơn cả tuổi đời một đời người. Đò đu do những người dân chèo đò trên sông sáng tạo ra để tiết kiệm sức và đưa chở được nhiều người khi đưa đò qua sông.
Xã Mỹ Hưng – huyện Thanh Oai cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km. Trên địa bàn xã, dòng sông Nhuệ Giang đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Để qua sông hàng ngày, hàng trăm lượt khách phải quá giang trên những chuyến đò đu.
Đò đu trên sông Nhuệ không biết đã có từ bao giờ, Theo những người già trong làng kể lại, tuổi đò đu hơn cả tuổi đời một đời người. Đò đu do những người dân chèo đò trên sông sáng tạo ra để tiết kiệm sức và đưa chở được nhiều người khi đưa đò qua sông.


Người dân ở đây đã quen với những chuyến đò nhiều ẩn họa này
Những con đò dân sinh này không sử dụng máy nổ, mái chèo hay bánh lái mà sử dụng dây kéo để di chuyển qua sông. Người lái đò không ngồi chèo đò mà đứng vịn dây, điều chỉnh hướng và kéo đò qua sông.Một lần đi đò đu sẽ nhớ mãi không quên. Đối với người dân hai xã Mỹ Hưng và Tả Thanh Oai, đò đu đã trở nên “gắn bó” khi hàng ngày họ phải “đánh đu” để qua sông.
Tìm đường tới Tả Thanh Oai, tôi được người dân địa phương nhiệt tình chỉ dẫn tới bến đò Đan Thầm, thuộc thôn Siêu Quần. Bác Tiến- người chỉ đường nhiệt tình, vui tính, hóm hỉnh nói thêm: “ Bến đò này nổi tiếng mà đẹp lắm đấy, phải chụp nhiều ảnh vào… về mà làm tư liệu”.
Bến đò Đan Thầm nối 2 bờ thôn Siêu Quần và Mỹ Hưng. Đối với người dân hai bên bờ sông, trước đây bến đò là một nơi “ phong cảnh hữu tình”. Theo thời gian, dòng Sông Nhuệ Giang ngày càng trở nên Ô nhiễm, dòng nước trong xanh giờ nhường chỗ cho màu nước đen kịt, hôi thối. Chỉ sau những ngày trời mưa to, nước sông mới trở nên dễ chịu hơn, khách qua đò không phải dùng tới khẩu trang.

Trên địa bàn xã Mỹ Hưng có tất cả 3 bến đò đu , trong đó nổi tiếng và được nhắc nhiều nhất là bến đò Đan Thẩm. Tại đây có 4 nhà đò cứ 3 ngày lại thay nhau kéo đò.
Mỗi lần qua đò đu, khách chỉ phải trả từ 1-2 nghìn. Giá vé này được áp dụng chung cho nhiều chủ đò. Mỗi tháng mỗi chủ đò có thu nhập từ 2 đến 2.5 triệu đồng.
Chủ đò Lê Thị Bình cho biết: “ Tuy nhà tôi cũng làm gần mẫu ruộng, nhưng thu nhập từ đò đu vẫn là thu nhập chính. Tiền chi tiêu hàng ngày vẫn là từ việc kéo đò.”
Những người qua đò hàng ngày đa số là người dân hai xã Tả Thanh Oai và Mỹ Hưng . Chủ đò và nhiều vị khách qua đò có khi là hàng xóm hay người cùng thôn, xã nên thân quen và gắn bó với nhau . Nhiều khi khách cứ đi đò chịu rồi lâu lâu mới trả tiền cho chủ đò cũng không sao.

Việc qua đò đu nguy hiểm nhất là khi mùa mưa, nước lên to, đường trơn. Đôi khi mùa nước cạn nhiều người cũng gặp tai nạn. Bởi lẽ hai bên đê đường dốc cao, việc đưa xe xuống đò gặp nhiều khó khăn. Những ngày trời mưa đường trơn,dốc khách qua sông là phụ nữ thường không dám tự mình lái xe xuống đò.
Chị Hương- một người dân thôn Mỹ Hưng thường xuyên qua đò cho biết: “ Tôi đi đò nhiều nhưng vẫn thấy sợ, nhiều khi không dám đưa xe xuống đò trời mưa vì sợ ngã lắm. Cái đò này trời mưa trơn cũng không biết thế nào là an toàn được. Nhiều hôm nước lớn, không có người giúp đưa xe xuống đò tôi lại phải quay xe đi đường vòng, đi xa hơn cả tiếng đồng hồ ấy chứ”. Theo lời những người dân hai bên sông, có nhiều vụ khách rơi xuống sông nhưng được kéo lên kịp thời nên chưa ai tử vong. Nguyên nhân chủ yếu là do nước lớn, đò lại chở nặng, chủ đò không đủ sức đu dây những người biết bơi “ phải tình nguyện “ nhảy xuống sông để giảm tải trọng của đò. Thậm chí nhiều trường hợp chủ đòphải để đò trôi dạt theo dòng nước . Bởi vậy mà nhiều chủ đò khi gặp nước lớn, chảy xiết thường phải hạn chế người qua đò để tránh đò nặng, dễ bị lật, chìm.

Mùa cạn, con dốc từ trên đê xuống đò lại cao hơn, nhiều người không làm chủ được tay lái rất dễ cho xe xuống sông. Những lái đò ở đây sợ nhất là khi có khách qua đò mà say rượu. Nhiều trường hợp khách tự mình ngã xuống nước khiến mọi người trên đò hoảng hồn.
Bà Lê Thị Hiệt, người kéo đò hơn 10 năm cho biết: “ Những khi nước to, đò bị nước đẩy mạnh lắm, lúc đó phải 2 thanh niên khỏe mạnh mới có đủ sức giữ được đò. Nếu đò chở nhiều người quá thì nguy cơ bị chiềng và đắm đò rất cao. Khi đó thường những người biết bơi sẽ phải nhảy xuống khỏi đò để bơi vào bờ”.

Những chiếc đò chở khách thường được đổ đáy bằng bê tông, sàn được chắp ghép bằng những mảnh gỗ nhỏ, mà theo một vài chủ đò thì đó là ván được tận dụng từ ván quan tài cũ. Ấy vậy mà đối với những chủ đò, tuổi thọ của mỗi con đò phải tầm 10 năm. Những tấm ván mục nát, hư hỏng theo thời gian lại được thay thế bằng những miếng gỗ cùng loại , đỡ mục nát hơn. Những con đò tự chế, thô sơ theo thời gian đã cũ kỹ đi nhiều, hàng ngày vấn đưa đón hàng trăm lượt khách qua gần 100m sông Nhuệ mà không hề được trang bị bất kỳ dụng cụ cứu hộ nào kể cả phao cứu sinh.
Theo thời gian sông Nhuệ Giang ngày càng trở nên ô nhiễm nghiêm trọng. Người dân qua sông chỉ muốn nhanh chóng được lên bờ. Thêm vào đó, những mối nguy hiểm rình rập từ những con đò đu thô sơ kiến cho mong muốn về một cây cầu bắc qua sông càng trở nên khẩn thiết hơn.
Cô Lê Thị Bình cho biết : “ Tôi cũng mong có cây cầu để bà con đi lại đỡ khổ, người dân Đan Thầm được mở mang, giao lưu với bên ngoài nhiều hơn. Cây cầu sẽ đưa lại lợi ích cho cả làng cả xã. Chỉ mong sau khi có cầu, chính quyền có hỗ trợ vốn cho các chủ đò sau khi thất nghiệp để chúng tôi chuyển đổi sang công việc khác như buôn bán, kinh doanh chẳng hạn…”
Một cây cầu bắc qua 60m, nối hai bên bờ Mỹ Hưng và Tả Thanh Oai tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là niềm mong ước bấy lâu nay của người dân hai bên bờ sông. Khi tôi đến với bến đò Đan Thẩm, cũng là lúc các kỹ sư đoàn khảo sát tiến hành quan sát đo đạc cho cây cầu dự kiến.
Không biết phải mất bao lâu để cây cầu thành hình và đưa vào sử dụng . Chỉ biết rằng những người lái đò vẫn hàng ngày miệt mài với công việc đưa khách qua sông mà trong tâm trí vẫn đang suy nghĩ về công việc sắp tới của mình khi rời xa con đò.



VTTH-Theo Báo Giáo dục và thời đại

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)