Quang đường tôi thường đi là Hoàng Quốc Việt , Phạm Văn Đồng , Nguyễn Văn Huyên, Đào Tấn, Kim Mã. nhưng khó khăn nhất vẫn la Hoàng Quốc Việt và Phạm Văn Đồng, bởi bụi, khói xe hơi, xe tải, kể cả tiếng còi rát tai của hàng xe tải và chạy như hung thần sát thủ trên đường phố. Thiết nghĩ tai lạn giao thông sẩy ra do các yết tố sau:...
Quãng đường tôi đi làm khoảng 25 Km đường Hà Nội, hơn 1năm qua quang đường tôi đi đã sẩy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc, gây chết người cũng có, bị thương cũng có.Tôi tự hỏi: “Trách nhiệm thuộc về ai” ?
Quang đường tôi thường đi là Hoàng Quốc Việt , Phạm Văn Đồng , Nguyễn Văn Huyên, Đào Tấn, Kim Mã. nhưng khó khăn nhất vẫn la Hoàng Quốc Việt và Phạm Văn Đồng, bởi bụi, khói xe hơi, xe tải, kể cả tiếng còi rát tai của hàng xe tải và chạy như hung thần sát thủ trên đường phố. Thiết nghĩ tai lạn giao thông sẩy ra do các yết tố sau:
Bụi là do các xe tải chở vật liệu rời. Mặc dù đã được che để cho chống bụi nhưng dường như chỉ là “lấy lệ” mà thôi, bởi che có một phần của mặt thùng xe, mặt khác thành xe vẫn còn đọng quá nhiều (cát). Khi cát ướt, xe chạy tốc độ cao các hạt cát theo dòng nước chảy xuống đường làm bụi lại càng nhiều bốc thẳng vào mặt người đi gay tai lan. Mặc dù bên cạnh bờ sông có các trạm rửa xe ví dụ “ Trạm rửa xe Bến Bạc của Công ty Cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long” nhưng dường như không có tác dụng.
Khói xe: Các xe chở quá tải, rồ ga dẫn đến khói mù mịt, đó là chưa kể đến các xe quá liên hạn sử dụng vẫn chạy, kể cả hệ thống xe buýt.
Vô kỷ luật: Hệ thống xe khách chạy Thái Nguyên, Phú Thọ, Việt Trì, Vĩnh Phúc – Mỹ đình thì đãnh võng, dừng, đỗ để bắt khách dọc đường không có một tổ chức gì cả mà các chiến sỹ cảnh sát giao thông vẫn hàng ngày đứng ngoài đường nhưng xem ra không hiệu qủa. Ví dụ đoạn đường giao giữa Hoàng Quốc Việt với Phạm Văn Đồng để về cầu Thăng Long hàng ngày vẫn có CSGT đứng để chỉ huy giao thông tại nút giao này nhưng vẫn để các xe khách ngang nhiên đỗ để bắt khách bên đường gay cản chở tầm nhìn và chuyển làn từ Hoàng Quốc Việt sang Phạm Văn Đồng rất khó chịu cho các phương tiện giao thông.
Mặt khác tai nạn xẩy ra còn do: Hệ thống điểm đỗ của xe buýt chưa hợp lý ví dụ nơi bến xe buýt Nam Thăng Long: Bên trái là bến xe, bên phải là điểm dừng vậy khi khách muốn chuyển tuyến hay quay ngược chở lại là bằng qua đường để sang bến xe hay ngược lại sang điểm dừng nên rất dễ gây tai lạn và giao thông trên đường rất khó khăn. Các điểm đỗ lại vượt bên trên điểm giao nhau, nên khi qua điểm giao nhau lại bị tắc ngay trong khu vực giao nhau vì cản trở do xe buýt.
Các giải pháp khắc phục tai nạn giao thông trên đường Phạm Văn Đồng nói riêng và các đường phố khác nói chung.
- Hệ thống xe tải chuyên chở vật liệu rời nói chung và cát nói riêng. Khi chở (cát) phải che kín toàn bộ và phải rửa sạch thành xe, gầm xe chánh để gây cát ra đường.
- Hệ thống cắm điểm dừng xe buýt phải để trước khi đến điểm giao nhau chứ không để qua điểm giao nhau như hiện nay.
- Ngăn cản hệ thống xe khách không cho bắt khách, dừng, đỗ phải đúng điểm dừng hoặc tối thiểu phải tại các điểm dừng xe buýt.
- Tăng cường hệ thống giám sát của lực lượng CSGT để không cho người dân, hành khách qua đường, hệ thống xe khách dừng đỗ đúng điểm dừng, các phương tiện tham gia giao thông đi đúng tốc độ tối đa quy định.
- Các xe quá liên hạn sử dụng, xe không bảo vệ môi trường, xe chở quá tải, xe chạy quá tốc độ đều phải được chấn trỉnh lại.
- Trên đây là các vấn đề cần khắc phục mong bạn đọc cùng tham gia bàn luận